Tin tức

Mất ngủ uống thuốc gì để và cách cải thiện không cần dùng thuốc

Ngày 17/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Mất ngủ là tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay. Việc mất ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn giảm hiệu suất học tập, làm việc. Chính vì thế, mất ngủ uống thuốc gì cũng trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm để cải thiện tình trạng này.

1. Nguyên nhân mất ngủ thường gặp

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, gồm các biểu hiện như ngủ chập chờn, khó vào giấc, thường xuyên thức giấc khi ngủ và khó quay lại giấc bình thường, cảm giác buồn ngủ nhưng không ngủ được,... Tình trạng mất ngủ có thể do các nguyên nhân phổ biến như:

Mất ngủ do tinh thần căng thẳng, chế độ sinh hoạt, thay đổi múi giờ,...

Mất ngủ do tinh thần căng thẳng, chế độ sinh hoạt, thay đổi múi giờ,...

  • Tinh thần căng thẳng hoặc cơ thể làm việc quá sức.
  • Vấn đề về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,...
  • Thay đổi giờ sinh học do thay đổi múi giờ khi đến đất nước có thời gian ngày đêm khác với địa điểm trước đó.
  • Không có thói quen ngủ theo giờ cố định hoặc thói quen ngủ trưa nhiều giờ.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Thường xuyên suy nghĩ căng thẳng hoặc lo lắng các vấn đề trong ngày khiến cơ thể bồn chồn khó vào giấc.
  • Ăn quá no trước khi ngủ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc một số trường hợp có thể khiến cơ thể khó thở, buồn nôn khi nằm.
  • Phụ nữ mang thai thay đổi hormone và tình trạng đau lưng, co thắt cơ bắp, cơ thể nặng nề, thường xuyên tiểu đêm khiến các mẹ thường khó vào giấc hoặc ngủ chập chờn.
  • Khi độ tuổi càng cao khiến cơ thể dễ gặp tình trạng mất ngủ.
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận, tiết niệu thường xuyên tiểu đêm cũng là nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc tai mũi họng gây tình trạng khó thở, ho nhiều về đêm.

2. Mất ngủ uống thuốc gì để cải thiện?

Mất ngủ uống thuốc gì luôn là mối quan tâm hàng đầu của người đang gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng cải thiện giấc ngủ hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Mất ngủ uống thuốc gì để cải thiện là thắc mắc của nhiều người

Mất ngủ uống thuốc gì để cải thiện là thắc mắc của nhiều người

2.1. Thuốc an thần 

Thuốc an thần có tác dụng làm chậm hoạt động của não bằng cách kiểm soát quá trình truyền thông tin từ thần kinh trung ương đến não và tăng lượng axit gamma-aminobutyric (GABA). Bên cạnh đó quá trình này giúp cơ thể được thư giãn, thả lỏng dễ dàng đi vào giấc ngủ. 

Thuốc an thần thường được chỉ định cho những người mất ngủ thường xuyên, rối loạn lo âu,... Hiện nay các loại thuốc an thần phần lớn thuộc nhóm thuốc theo đơn bác sĩ để tránh trường hợp người dùng sử dụng quá liều, lệ thuộc vào thuốc hoặc không thể kiểm soát được tác dụng phụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Thuốc an thần giúp làm chậm hoạt động của não và dễ vào giấc ngủ

Thuốc an thần giúp làm chậm hoạt động của não và dễ vào giấc ngủ

2.2. Thuốc bình thần 

Thuốc bình thần là loại thuốc giảm lo âu thuộc nhóm benzodiazepin. Loại thuốc này thường được chỉ định cho người mất ngủ do các triệu chứng rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật,... với các biểu hiện lo lắng quá mức, mạch nhanh, ra nhiều mồ hôi, đánh trống ngực,...

Ngoài tác dụng chính giúp giải lo âu thì thuốc còn giúp giảm căng thẳng, ổn định tinh thần, tạo cảm giác buồn ngủ và dễ vào giấc, thư giãn cơ bắp và chống co giật. Thuốc bình thần có tác dụng phụ gây mất trí nhớ hoặc phụ thuộc thuốc khi sử dụng liều cao trong thời gian dài. Chính vì thế, đối với nhóm thuốc này cần được hỗ trợ tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng

2.3. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin nhóm Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazine,... có tác dụng điều trị triệu chứng liên quan đến dị ứng thời tiết, phấn hoa, thực phẩm, lông thú cưng, dị ứng mũi,... Ngoài ra, nhóm thuốc kháng histamin này còn có tác dụng gây ngủ mạnh khiến người dùng cảm thấy dễ buồn ngủ và ngủ ngon hơn bên cạnh các cải thiện về mặt dị ứng như ngứa, hắt hơi, ho,... 

Tuy nhiên, đây không phải là thuốc đặc trị chứng mất ngủ vì thế người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

2.4. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng cân bằng serotonin trong não giúp điều hoà, ổn định cảm xúc, tinh thần người bệnh, thuốc cũng giúp cải thiện cơ chế ngủ của cơ thể. Sau thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm từ 3 - 4 tuần, người bệnh có cảm nhận thay đổi về giấc ngủ như vào giấc nhanh hơn, ngủ sâu hơn, hạn chế thức giấc giữa đêm.

2.5. Melatonin

Melatonin là một loại hormone được sản sinh từ tuyến tùng của não với tác dụng gây cảm giác buồn ngủ. Ở người mắc chứng mất ngủ thì lượng melatonin tiết ra ít hơn, đặc biệt ở người lớn tuổi. Các loại thực phẩm bổ sung melatonin có tác dụng hỗ trợ kích thích sản sinh hoạt chất này vào buổi tối để giúp cơ thể dễ ngủ, ngủ ngon hơn cũng như tránh tình trạng chập chờn. 

Melatonin là hormone tự nhiên giúp cơ thể có cảm giác buồn ngủ

Melatonin là hormone tự nhiên giúp cơ thể có cảm giác buồn ngủ

Đặc điểm melatonin không phải là thuốc điều trị mất ngủ nhưng có tác dụng hỗ trợ người thường khó vào giấc, thay đổi múi giờ, thay đổi thời gian ngủ đột ngột,... Liều dùng melatonin tối đa ở người lớn không quá 5mg/ngày và sử dụng liên tục tối đa trong 4 tuần. Đặc biệt đối với người đang điều trị mạn tính như tim mạch, gan, thận, thần kinh không nên tự ý sử dụng để tránh gây nguy hiểm sức khỏe.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

Mặc dù thông tin ở phần trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc mất ngủ uống thuốc gì, tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không lạm dụng thuốc ngủ quá liều hoặc sử dụng liên tục thời gian dài.
  • Không tự ý sử dụng hoặc tăng liều các loại thuốc gây ngủ khi chưa có tư vấn của bác sĩ.
  • Cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để chẩn đoán chính xác khi gặp triệu chứng mất ngủ để tránh tình trạng phát hiện muộn bệnh lý trong cơ thể.
  • Người đang điều trị bệnh tim mạch, gan, thận, phụ nữ mang thai và cho con bú,... cần thận trọng khi sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ.
  • Tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ về chỉ định sử dụng và tác dụng phụ của thuốc trước khi dùng.

4. Các phương pháp hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ

Bên cạnh việc mất ngủ uống thuốc gì thì các phương pháp hỗ trợ khác ngoài thuốc cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm.

Thay đổi thói quen sinh hoạt góp phần cải thiện mất ngủ

Thay đổi thói quen sinh hoạt góp phần cải thiện mất ngủ

  • Điều chỉnh giờ sinh hoạt theo lịch cố định và luyện tập thực hiện đúng giờ giấc để tạo thói quen tự nhiên cho cơ thể.
  • Xây dựng thói quen ăn uống khoa học và hạn chế sử dụng chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, nước có ga, thực phẩm nhiều đường... trước khi ngủ từ 3 - 4 tiếng.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục để cơ thể tăng cường trao đổi chất, đồng thời giúp thư giãn cơ bắp, tinh thần thoải mái giúp giấc ngủ cải thiện đáng kể.
  • Thiết kế không gian ngủ dễ chịu với đèn ngủ tối màu dịu mắt, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc khu vực ồn ào gây ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, viết nhật ký, trò chuyện cùng người thân,... và tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ để giảm áp lực đến não bộ.

Lưu ý: mọi thông tin về thuốc được chia sẻ ở bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chỉ sử dụng thuốc sau khi đã thăm khám cụ thể và phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. 

Mặc dù mất ngủ là tình trạng khá phổ biến và đặc biệt ở người trẻ thường xuyên làm việc căng thẳng nhưng bên cạnh việc tìm hiểu mất ngủ uống thuốc gì thì chúng ta không nên bỏ qua việc kiểm tra tổng quát để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khoẻ. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ, hãy đến cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.