Tin tức

Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không và những điều nên biết

Ngày 01/02/2024
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không và những điều nên biết

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu thường phải trải qua tâm lý lo lắng về sức khỏe của mình và thai nhi. Cũng xuất phát từ tâm lý đó mà không ít mẹ bầu băn khoăn liệu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin tham khảo để mẹ bầu tìm được câu trả lời cho mình.

1. Một số vấn đề cơ bản về tiểu đường thai kỳ

Trong giai đoạn thai kỳ, tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt. Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến sự tăng cao của chỉ số đường huyết.

Insulin là một hormone quan trọng giúp cơ thể chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng, thiếu hụt insulin hoặc khả năng của cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả có thể gây nên tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải ở nhiều mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai - thời điểm cơ thể đang phải tăng sản xuất insulin để duy trì sự phát triển của thai nhi. Điều này khiến cho cơ thể mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự ổn định về cân nặng và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những nguy cơ của tiểu đường thai kỳ không chỉ giới hạn ở sự tăng đường huyết, mà còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Để đối phó với tiểu đường thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và theo dõi y tế đều là việc làm cần thiết. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ muốn kiểm soát bệnh hiệu quả cần có sự theo dõi chặt chẽ và hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

2. Bà bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

2.1. Vì sao mẹ bầu băn khoăn không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Mẹ bầu băn khoăn không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không thường là do:

- Áp lực tâm lý lo lắng sợ bị tiểu đường thai kỳ.

- Muốn tập trung chăm sóc sức khỏe để không trải qua giai đoạn căng thẳng tâm lý do mắc tiểu đường thai kỳ.

- Muốn duy trì lối sống thoải mái và không phải trải qua những thay đổi nghiêm ngặt về lối sống, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong thai kỳ.

2.2. Bà bầu nếu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Khi băn khoăn không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không, mẹ bầu cũng nên biết về những rủi ro mà mình và thai nhi có thể sẽ phải đối mặt nếu bỏ qua xét nghiệm này. Trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nhưng bỏ qua xét nghiệm nên không biết mình mắc bệnh để điều trị thì cả mẹ và thai nhi sẽ có nguy cơ:

Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt có thể gây biến chứng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu

- Đối với mẹ bầu

+ Tăng huyết áp dẫn đến hàng loạt biến chứng như: suy thận, suy gan, thai phát triển chậm, tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, sinh non, sảy thai,...

+ Sinh non (chiếm tỷ lệ khoảng 26%). Tỷ lệ này ở mẹ bầu có điều kiện sức khỏe bình thường chỉ khoảng 9.7%.

+ Đa ối (cao hơn mẹ bầu có sức khỏe bình thường gấp 4 lần).

+ Sảy thai, thai lưu.

+ Nhiễm trùng đường tiểu.

+ Tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2 sau sinh.

- Đối với thai nhi và trẻ sau sinh

+ 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ: không phát triển, dị tật bẩm sinh, sảy thai.

+ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ: thai to, thai tăng trưởng quá mức.

+ Giảm glucose huyết tương, mắc bệnh lý chuyển hóa.

+ Hội chứng hô hấp nguy kịch.

+ Tăng hồng cầu.

+ Vàng da sơ sinh.

Như vậy, khi đang chưa biết liệu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không thì tốt nhất mẹ bầu nên khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, giải thích cụ thể về trường hợp của mình nên làm xét nghiệm này hay không.

Chuyên gia Sản khoa khuyến cáo mọi thai phụ nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, quyết định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay không hoàn toàn mang tính cá nhân của từng mẹ bầu. 

Khi đã được bác sĩ Sản khoa tư vấn chuyên sâu, mẹ bầu nên cân nhắc giữa áp lực tinh thần của mình với rủi ro tiềm ẩn khi bỏ qua xét nghiệm để đưa ra quyết định đúng đắn.

Mẹ bầu nên tư vấn bác sĩ sản khoa để biết không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không

3. Khi nào bà bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm tuần thai thứ 24 - 28 vì lúc này cơ thể sẽ sản xuất nhiều insulin hơn bình thường để đáp ứng với nhu cầu cơ thể của cả mẹ và thai nhi. Trường hợp mẹ bầu thuộc nhóm có nguy cơ cao (tiền sử gia đình với bệnh tiểu đường, bị béo phì,...) thì thường sẽ xét nghiệm vào lần khám thai đầu tiên (tuần thai thứ 12 - 16), sau đó tiến hành thêm một lần nữa vào tuần thai thứ 24 - 28.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là chẩn đoán trước sinh quan trọng giúp mẹ bầu phát hiện sớm bệnh lý này để có những can thiệp phù hợp, giảm thiểu tối đa hệ lụy không tốt cho sức khỏe của thai nhi và mẹ.

4. Một vài lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm và có được sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất, mẹ bầu nên lưu ý:
- Tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa về quy trình chuẩn bị trước khi xét nghiệm, thời gian làm xét nghiệm,...

- Thực hiện đầy đủ các bước xét nghiệm do bác sĩ chỉ định.

- Thông báo với bác sĩ các vấn đề bất thường về sức khỏe để có phương án điều chỉnh phù hợp.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay không là quyết định được đưa ra từ quan điểm cá nhân của mẹ bầu. Tuy nhiên, đối với thai kỳ thì đây chính là cơ hội để mẹ bầu tầm soát, phát hiện kịp thời và điều trị ngăn ngừa biến chứng tiểu đường thai kỳ.

Chuyên khoa Sản phụ khoa - Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ đầu ngành là địa chỉ chăm sóc thai kỳ đáng tin cậy của mẹ bầu. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện trực tiếp tại Trung tâm Xét nghiệm chất lượng quốc tế đáp ứng đồng thời 2 tiêu chuẩn CAP và  ISO 15189:2012 nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả nhận được. Sau khi có kết quả xét nghiệm, mẹ bầu sẽ được chuyên gia y tế, bác sĩ chuyên khoa giải thích cụ thể và định hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ.

Mọi nhu cầu thăm khám, đặt lịch xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ