Tin tức

Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường

Ngày 15/04/2023
Tiểu đường là bệnh mạn tính và có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Đáng lo ngại hơn khi ngày càng nhiều người mắc tiểu đường. Xét nghiệm tiểu đường là cách giúp nhận biết bệnh sớm, kiểm soát bệnh tốt và hạn chế nguy cơ biến chứng.

1. Tiểu đường là bệnh như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm tiểu đường, các chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về căn bệnh này. 

Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Bình thường, insulin trong cơ thể có tác dụng vận chuyển Glucose vào trong tế bào để thực hiện chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, khi xảy ra một số vấn đề liên quan đến sản xuất thiếu insulin sẽ khiến lượng glucose trong máu tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường. 

Người béo phì dễ bị tiểu đường

Người béo phì dễ bị tiểu đường

Ngoài biểu hiện tăng lượng đường trong máu, bệnh nhân còn xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người bệnh. 

- Những bệnh nhân mắc chứng tiểu đường type 1 thường biến chuyển rất nhanh và những biểu hiện bệnh cũng khá rõ ràng, cụ thể như sau: 

+ Cơ thể luôn mệt mỏi và hay bị đói. 

+ Bệnh nhân hay bị khát nước và tiểu nhiều lần trong ngày. 

+ Hay bị khô miệng và ngứa da. 

+ Dù ăn uống đầy đủ nhưng người bệnh vẫn bị sụt cân. 

+ Người bệnh bị suy giảm thị lực. 

- Những trường hợp bị tiểu đường type 2: Bệnh tiến triển chậm với những biểu hiện thầm lặng và rất khó nhận biết. Phần lớn bệnh nhân chỉ được chẩn đoán bệnh khi đi xét nghiệm. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có thể xuất hiện một số dấu hiệu như sau: 

+ Những vết lở loét chậm lành: Lượng đường trong máu tăng cao khiến việc lưu thông máu bị cản trở và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Chính vì thế, thời gian phục hồi vết thương sẽ chậm hơn. Ngoài ra, bệnh nhân hay bị tê và đau ở chân. 

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

+ Nhiễm trùng nấm men: Khi lượng Glucose tăng cũng sẽ tạo cơ hội cho nấm men sinh sôi và gây ra nhiễm trùng nấm, thường gặp là ở cơ quan sinh dục, vùng da dưới ngực hoặc giữa các ngón tay,...

- Những bệnh nhân tiểu đường thai kỳ: Biểu hiện thường gặp nhất của các mẹ bầu là tiểu nhiều và khát nước nhiều hơn bình thường. 

2. Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường

Những triệu chứng lâm sàng chưa đủ để khẳng định bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, đảm bảo có đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Cụ thể, bệnh nhân nghi ngờ bị mắc tiểu đường sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm tiểu đường như sau: 

- Xét nghiệm đường huyết: Cần được xét nghiệm lúc đói mới đảm bảo kết quả chính xác, tốt nhất nên thực hiện vào sáng sớm, khi chưa ăn sáng. Một người bình thường khi đói bụng, chỉ số đường huyết thường ở dưới mức 100mg/dL. Ở bệnh nhân tiểu đường, chỉ số này có thể lớn hơn 125mg/dL. 

Nên xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng sớm khi chưa ăn sáng

Nên xét nghiệm đường huyết vào buổi sáng sớm khi chưa ăn sáng

Đối với những trường hợp đường huyết từ 100 - 125mg/dL được xếp vào nhóm rối loạn dung nạp đường huyết hay cũng có thể coi chỉ số này chính là một dấu hiệu sớm của bệnh. Do đó, để biết chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm lần 2 ở ngày tiếp theo hoặc có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nếu cần thiết. Trong trường hợp vẫn chưa thể xác định bệnh, cần theo dõi, kiểm tra sau 1 đến 3 tháng. 

- Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống:

+ Trong 3 ngày trước khi kiểm tra, người bệnh cần dung nạp 150 - 200gr carbohydrate/ngày. 

+ Trước khi đi kiểm tra, người bệnh được chỉ định nhịn ăn trước khi xét nghiệm 8 - 12 tiếng. 

+ Trước khi thực hiện xét nghiệm, cần uống 1 cốc nước từ  250ml - 300ml nước đã được hòa tan với 75g Glucose. 

+ Sau đó 2 tiếng, chỉ số đường huyết của người khỏe mạnh thường thấp hơn 140mg/dL. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường có thể cao hơn 200mg/dL tương đương 11.1mmol/L.

Xét nghiệm HbA1C

Xét nghiệm HbA1C

- Xét nghiệm định lượng HbA1C để đo mức đường huyết trung bình trong khoảng 3 tháng. Chỉ số HbA1C ở người bệnh tiểu đường thường cao hơn 6.4%. Xét nghiệm này cần được thực hiện tại phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ cũng có thể biết được nồng độ Glucose liên kết với hồng cầu, từ đó đánh giá được khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị của bệnh nhân. Từ đó, điều chỉnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

3. Phải làm sao nếu mắc tiểu đường?

Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát tốt, nếu không, có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Nếu các chỉ số xét nghiệm cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần thường xuyên theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể, có thể theo dõi tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế. Đối với những người mắc tiểu đường type 2, cần thực hiện kiểm tra nồng độ  insulin thường xuyên để đảm bảo duy trì nồng độ glucose thích hợp trong máu. 

Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với thể trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, cần thường xuyên hoạt động thể chất, duy trì cân nặng ở mức hợp lý. 

xét nghiệm tiểu đường

MEDLATEC là cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm tiểu đường

Nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc có những dấu hiệu mắc tiểu đường, bạn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường sớm để tránh tình trạng gặp phải những biến chứng nghiêm trọng vì phát hiện bệnh quá muộn. 

Đặc biệt, cần lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm tiểu đường, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một đơn vị y tế uy tín, cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm và được nhiều khách hàng lựa chọn. 

Ưu điểm vượt trội của MEDLATEC là có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc hiện đại. Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đã vinh dự đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. 

Ngoài dịch vụ xét nghiệm trực tiếp tại viện, MEDLATEC cũng triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, rất thuận tiện với mức chi phí hợp lý. Để đăng ký đặt lịch xét nghiệm sớm, mời quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.