Tin tức

Mẹ mắc thủy đậu cho con bú: những điều nên biết để phòng ngừa lây nhiễm

Ngày 11/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên mắc thủy đậu sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Đây cũng là lý do khiến cho không ít người mẹ mắc thủy đậu cho con bú băn khoăn có nên tiếp tục cho con bú hay không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để mẹ bị thủy đậu có thể yên tâm cho con bú an toàn.

1. Tổng quan về bệnh thủy đậu

Thủy đậu dễ lây lan, thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là những người chưa tiêm phòng hoặc chưa từng bị thủy đậu trước đó. 

Thủy đậu lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện làm phát tán virus ra không khí. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt phỏng nước. 

Thủy đậu có thể lây sang con nếu mẹ mắc thủy đậu không thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa lây nhiễm

Thủy đậu có thể lây sang con nếu mẹ mắc thủy đậu không thực hiện tốt biện pháp phòng ngừa lây nhiễm

Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc mắc thủy đậu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây lo lắng về việc mẹ mắc thủy đậu cho con bú có được không, có lây cho con không. Khi mẹ cho con bú bị thủy đậu, nguy cơ lây lan có thể xảy ra trong trường hợp:

- Tiếp xúc trực tiếp: virus lây từ mẹ sang con khi mẹ tiếp xúc trực tiếp với con qua các hành động như ôm ấp, hôn hay chăm sóc trẻ.

- Lây qua đường hô hấp: virus thủy đậu lây qua không khí, nhất là không gian kín. Việc tiếp xúc gần giữa mẹ và bé làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

2. Mẹ mắc thủy đậu có cho con bú có được hay không?

Mẹ mắc thủy đậu cho con bú được hay không là mối quan tâm của chung của các bà mẹ khi rơi vào tình huống này. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, trong hầu hết các trường hợp, mẹ vẫn có thể cho con bú ngay cả khi mắc thủy đậu, vì:

- Trong sữa mẹ không có virus thủy đậu nên khi con bú trẻ không thể lây nhiễm thủy đậu từ sữa mẹ.

- Sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp trẻ được bảo vệ trước các nguy cơ bệnh lý trong đó có thủy đậu. Trẻ được bú sữa mẹ giúp hệ miễn dịch được tăng cường nên có sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh.

Tuy nhiên, điều mà mẹ mắc thủy đậu cho con bú cần chú ý là các nốt phỏng nước trên ngực của mẹ. Nếu nốt thủy đậu nằm ở vùng tiếp xúc trực tiếp với miệng của trẻ khi bú thì mẹ nên hút sữa để cho con bú bằng bình, điều này sẽ tránh nguy cơ trẻ bị lây nhiễm.

Mẹ bị thủy đậu đang cho con bú thường lo lắng về nguy cơ lây nhiễm sang con

Mẹ bị thủy đậu đang cho con bú thường lo lắng về nguy cơ lây nhiễm sang con

3. Mẹ mắc thủy đậu cho con bú nên làm gì để phòng ngừa lây nhiễm cho con?

Khi mẹ mắc thủy đậu cho con bú, việc bảo vệ trẻ là ưu tiên hàng đầu để ngăn ngừa sự lây nhiễm. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để đảm bảo an toàn cho bé:

3.1. Giữ vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên là phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây nhiễm virus thủy đậu từ mẹ sang con. Mẹ nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây trước khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là trước khi cho con bú hoặc thay tã. Trường hợp không thể dùng xà phòng diệt khuẩn, mẹ có thể thay thế bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch chứa cồn sát khuẩn.

Nếu mẹ có các nốt phỏng nước trên da xung quanh vùng ngực, việc vệ sinh sạch sẽ khu vực này là cực kỳ quan trọng. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da xung quanh nốt thủy đậu trước khi hút sữa. Tránh chạm vào các nốt phỏng nước để không lây nhiễm virus cho con.

Ngoài ra, mẹ cũng nên thay quần áo sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt là quần áo tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Quần áo bẩn của mẹ có thể mang virus và vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh sang con.

3.2. Đeo khẩu trang

Mẹ mắc thủy đậu cho con bú nên đeo khẩu trang y tế để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp. Việc đeo khẩu trang giúp ngăn không cho virus lây lan qua không khí khi mẹ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện với con. Mẹ nên thay khẩu trang thường xuyên, ít nhất mỗi 4 giờ hoặc ngay khi khẩu trang có dấu hiệu ướt, bẩn.

Khi không cần thiết, mẹ nên giữ khoảng cách an toàn với bé (khoảng 1 - 2m) để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con qua đường không khí.

3.3. Hút sữa và cho trẻ bú bình

Nếu các nốt phỏng nước xuất hiện trên vùng ngực, đặc biệt là khu vực gần núm vú, mẹ nên sử dụng máy hút sữa và cho trẻ bú bằng bình. Việc làm này giúp cho bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các nốt phỏng nước của mẹ, nhờ đó mà nguy cơ lây nhiễm được giảm xuống.

Mẹ cũng nên đảm bảo rằng bình sữa và các dụng cụ liên quan sử dụng để hút sữa đều được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng để tránh lây lan virus. 

Sau khi hút sữa, mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 4 độ C và sử dụng trong vòng 24 giờ. Sữa đã hút có thể được bảo quản trong ngăn đông để dùng sau, nhưng nên ghi rõ ngày giờ hút sữa để đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ.

Nếu bị thủy đậu, mẹ nên dùng máy hút sữa và cho con bú bình để phòng ngừa lây nhiễm

Nếu bị thủy đậu, mẹ nên dùng máy hút sữa và cho con bú bình để phòng ngừa lây nhiễm

3.4. Hạn chế tiếp xúc với trẻ bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân

Nếu mẹ bị thủy đậu cho con bú thì hãy cố gắng giảm tiếp xúc trực tiếp với con trong giai đoạn bệnh tiến triển nặng để tránh nguy cơ lây nhiễm. Thay vào đó, mẹ có thể nhờ người thân hoặc nhân viên y tế hỗ trợ chăm sóc bé trong thời gian này. Đây cũng là cách giúp giảm căng thẳng cho mẹ để quá trình phục hồi sức khỏe của mẹ diễn ra nhanh hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giữ sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ. Mẹ cần làm sạch các bề mặt mà trẻ tiếp xúc nhiều như nôi, giường, đồ chơi,... bằng dung dịch sát khuẩn.

3.5. Quan sát và theo dõi sức khỏe của trẻ

Mẹ nên chú ý quan sát trẻ để phát hiện kịp thời dấu hiệu cho thấy nguy cơ trẻ bị lây nhiễm thủy đậu. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào liên quan, cần đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị tích cực.

Nếu mẹ mắc thủy đậu cho con bú và lo lắng về sức khỏe của trẻ thì tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Thông qua sự hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa từ bác sĩ mẹ sẽ biết cách để tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ mà không phải lo lắng về khả năng làm lây nhiễm bệnh cho con. 

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.