Tin tức
Melatonin là gì? Thuốc trị mất ngủ, bổ sung lượng hormone cần thiết
- 18/12/2024 | Thuốc huyết áp Coversyl có công dụng gì? Lưu ý khi sử dụng
- 18/12/2024 | Thuốc xịt mũi Ospay: Tham khảo lợi ích và hướng dẫn sử dụng
- 19/12/2024 | Bromelain là thuốc gì? Cách dùng ra sao?
- 22/12/2024 | Đau gót chân tự mua thuốc uống tại nhà không khỏi, đến MEDLATEC phát hiện viêm xương tủy xương
- 22/12/2024 | Thuốc huyết áp Coveram: Chi tiết thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng
1. Melatonin là gì?
Melatonin thực chất là một dạng hormone tổng hợp từ tuyến tùng, điều chỉnh nhịp sinh học, gây buồn ngủ. Cơ thể có xu hướng tổng hợp nhiều Melatonin về đêm. Theo đó, hàm lượng hormone này thường tăng vào buổi tối, giảm khi trời bắt đầu sáng. Càng có tuổi, lượng Melatonin cơ thể tổng hợp lại càng giảm.
Hiện nay, người ta đã có thể tổng hợp hormone Melatonin thành một loại dược phẩm với dạng điều chế và hàm lượng đa dạng, cụ thể như:
- Dạng viên nang mềm: Hàm lượng 3mg.
- Dạng viên nang cứng: Hàm lượng 2mg, 3mg hoặc 5mg.
- Dạng viên nén giải phóng kéo dài: Hàm lượng 1mg, 2mg hoặc 5mg.
- Dạng viên nén bao phim: Hàm lượng 3mg.
- Dạng dung dịch: Hàm lượng 1mg/ml.
Thuốc Melatonin dạng viên 5mg
2. Tác dụng của thuốc Melatonin là gì?
Thuốc Melatonin được cho là có tác dụng tương tự như hormone Melatonin tự nhiên của cơ thể. Sau đây là một vài công dụng chính của loại thuốc này:
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Thuốc Melatonin giúp bổ sung lượng hormone Melatonin cơ thể không sản xuất đủ. Nhờ vậy khi sử dụng loại thuốc này, cơ thể sẽ dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
- Tăng cường thị lực: Khi cải thiện giấc ngủ, melatonin sẽ giúp hạn chế tổn thương tế bào của mắt, cải thiện thị lực, phòng ngừa một số bệnh lý về mắt.
- Kiểm soát trầm cảm theo mùa: Bổ sung Melatonin ở dạng liều thấp được cho là có thể giúp điều tiết nhịp sinh học, giảm tác động không mong muốn của chứng trầm cảm theo mùa.
- Giúp điều trị trào ngược dạ dày: Khi giấc ngủ được điều hòa, lượng axit tiết ra bởi dạ dày cũng sẽ điều tiết hiệu quả hơn, kìm hãm Oxit Nitric sản sinh hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.
Melatonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
3. Chỉ định và chống chỉ định
3.1. Chỉ định
Tác dụng cơ bản của Melatonin là kích thích cảm giác buồn ngủ, giúp cơ thể nghỉ ngơi dễ dàng hơn. Thông thường, loại thuốc sẽ được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:
- Người không thể ngủ do không thích ứng được với nhịp sinh học mới (đi du lịch, công tác tại những khu vực khác múi giờ).
- Người bị mất ngủ ngắn hạn nguyên phát, chủ yếu là ở người trên 50 năm tuổi.
- Thanh thiếu niên bị rối loạn tự kỷ, cần cải thiện giấc ngủ.
Người hay đi công tác xa, đến khu vực có múi giờ khác nên dùng Melatonin
3.2. Chống chỉ định
Mặc dù có thể giúp cơ thể ngủ ngon hơn nhưng vẫn có một số đối tượng không thể dùng Melatonin, cụ thể là:
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ.
- Người dị ứng với một hoặc nhiều hoạt chất trong thuốc.
- Không nên sử dụng melatonin cho người cao tuổi bị sa sút trí tuệ.
4. Cách dùng và liều lượng sử dụng
4.1. Cách dùng
Cách sử dụng phổ biến của Melatonin là dùng theo đường uống thông thường. Bởi các loại thuốc tổng hợp từ Melatonin chủ yếu bào chế theo dạng viên và dung dịch dễ uống.
4.2. Liều lượng sử dụng
4.2.1. Ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, liều dùng thuốc Melatonin được chỉ định dựa theo tình trạng bệnh lý phối hợp. Trong đó:
- Nữ giới bị lạc nội mạc tử cung: Uống 10mg/ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 8 tuần.
- Bệnh nhân cao huyết áp: Uống từ 2mg đến 3 mg/ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 4 tuần.
- Người bị mất ngủ nguyên phát: Uống 2mg đến 3mg/ngày, uống trước lúc đi ngủ, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 29 tuần.
- Người bị mất ngủ thứ phát: Uống 2mg đến 12mg/ngày, duy trì dùng thuốc trong khoảng 4 tuần.
- Người bị chứng rối loạn giấc ngủ trì hoãn: Uống 0.3mg đến 5mg/ngày, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 9 tháng.
- Người bị rối loạn ngủ, thức: Uống 0.5mg đến 5mg, uống trước lúc đi ngủ, thời gian dùng kéo dài trong nhiều năm dựa vào chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Người bị rối loạn lo âu trước khi thực hiện phẫu thuật: Uống 3mg đến 10mg, trước thời điểm phẫu thuật khoảng 1 tiếng đến 1.5 tiếng.
4.2.2. Ở trẻ em
Melatonin có thể được sử dụng cho trẻ em, liều dùng cụ thể dựa vào thể trạng, bệnh lý của từng trẻ.
- Trẻ bị mất ngủ nguyên phát: Dùng theo liều lượng 0.05mg đến 0.15mg/kg, duy trì dùng thuốc trong khoảng 4 tuần.
- Trẻ bị mất ngủ thứ phát: Dùng theo liều lượng 6mg đến 9mg/ngày, cho trẻ uống trước lúc đi ngủ, duy trì dùng thuốc trong 4 tuần.
- Trẻ mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ trì hoãn: Dùng theo liều lượng 1mg đến 6mg/ngày, thời gian dùng không quá 1 tháng, cho trẻ uống trước lúc đi ngủ.
- Trẻ bị rối loạn ngủ, thức: Dùng theo liều lượng 0.05mg đến 0.5mg/ngày, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài đến 6 năm.
- Trẻ bị lo âu trước khi thực hiện phẫu thuật: Dùng theo liều lượng 0.05mg đến 0.5mg/kg.
5. Tác dụng phụ của Melatonin là gì?
5.1. Tác dụng phụ thường gặp
Tác dụng phụ thường gặp ở người dùng thuốc Melatonin là đau đầu, cảm thấy chóng mặt và buồn nôn.
5.2. Tác dụng phụ hiếm gặp
- Hay cảm thấy lo âu, bồn chồn, trầm cảm thoáng qua có thể xảy ra.
- Mơ thấy ác mộng.
- Huyết áp có xu hướng tăng.
- Đau tại vùng bụng trên.
- Miệng bị lở, loét.
- Nổi mẩn ngứa.
- Khối lượng cơ thể tăng.
- Đau tức ngực,…
Chóng mặt là triệu chứng thường hay xuất hiện ở người dùng Melatonin
5.3. Tác dụng phụ khó xác định
- Tăng khoái cảm tình dục.
- Tâm trạng không ổn định, hay thay đổi, có xu hướng hung hăng hơn.
- Trí nhớ kém đi.
- Thị lực suy giảm.
- Hay bị chảy nước mắt.
- Tim đập nhanh.
- Nóng trong người.
- Lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn.
- Dương vật bị cương cứng ở nam giới.
- Khát nước,…
6. Lưu ý cần biết khi dùng Melatonin
Một vài lưu ý bạn cần ghi nhớ trước khi dùng thuốc Melatonin là:
- Sử dụng thuốc lá sẽ khiến nồng độ Melatonin giảm xuống.
- Nếu kết hợp Melatonin cùng Carbamazepine và Rifampin, lượng Melatonin trong huyết tương có xu hướng giảm.
- Fluvoxamine, estrogen và thuốc kháng sinh quinolone có thể làm tăng nồng độ melatonin..
- Melatonin có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống động kinh và tăng nguy cơ co giật.
- Thuốc Melatonin không được khuyến khích sử dụng cho người đang mắc bệnh tự miễn.
- Bởi có tác dụng gây buồn ngủ nên bạn cần tránh dùng Melatonin trong khi làm việc, đặc biệt là khi phải vận hành máy móc, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý kết hợp Melatonin với bất kỳ loại dược phẩm nào khác khi chưa được chỉ dẫn bởi bác sĩ chuyên môn.
Bạn không được tự ý kết hợp Melatonin với những loại dược phẩm khác
Lưu ý rằng mọi hướng dẫn về cách sử dụng và liều lượng dùng Melatonin được MEDLATEC tổng hợp trong bài viết này không thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế. Trước khi dùng các loại thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ như Melatonin, bạn cần tham vấn kỹ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Chắc hẳn từ những chia sẻ trong bài viết trên bạn đã biết rõ Melatonin là gì. Melatonin có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, phù hợp với người hay di chuyển giữa nhiều múi giờ, người bị mất ngủ nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy vậy, khi dùng thuốc, bạn đôi khi sẽ phải đối mặt với phản ứng phụ. Để hạn chế rủi ro không mong muốn, bạn cần kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc đúng cách. Một địa chỉ y tế uy tín, bạn có thể tìm đến nếu cần khám sức khỏe là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu cần đặt lịch thăm khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!