Tin tức
Một số phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân
- 15/04/2022 | 3 lý do gây tràn dịch khớp gối bạn không nên bỏ qua
- 14/04/2022 | Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh tràn dịch khớp gối
- 27/10/2020 | Tràn dịch khớp cổ chân gây ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
- 19/07/2021 | Tràn dịch khớp cổ tay: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Tràn dịch khớp cổ chân là gì?
Tràn dịch khớp là vấn đề nhiều người đang gặp phải, hiện tượng này xảy ra khi bao hoạt dịch tiết ra nhiều dịch khớp hơn so với bình thường. Hậu quả là dịch tích tụ tại một vị trí và gây đau nhức, cản trở vận động. Trên thực tế, hiện tượng tràn dịch khớp xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như khớp gối, khớp vai… Bên cạnh đó, tràn dịch khớp cổ chân cũng là tình trạng đáng lo ngại, khiến nhiều bệnh nhân lo lắng.
Tràn dịch khớp cổ chân gây sưng đỏ, phù nề nghiêm trọng
Cụ thể, bệnh nhân tràn dịch ở khớp cổ chân phải đối mặt với cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi bạn vận động, bước lên, bước xuống cầu thang,… Bên cạnh đó, mọi người không nên chủ quan với triệu chứng cứng khớp, đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó khăn mỗi khi vận động. Nếu thấy những biểu hiện kể trên, bạn cần theo dõi sát sao và đi kiểm tra sức khỏe cũng như điều trị sớm.
Khi dịch khớp cổ chân ứ đọng lại một chỗ, bạn sẽ thấy khu vực này có dấu hiệu sưng tấy, phù nề. Thậm chí, một số người còn phát hiện cổ chân bầm tím,… Một số trường hợp có tiền sử nhiễm khuẩn khớp còn phải đối mặt với các triệu chứng như: sốt cao li bì, cơ thể mệt mỏi. Đây là những triệu chứng đặc trưng mà chúng ta không nên bỏ qua.
2. Một số nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân
Chắc hẳn mọi người đều quan tâm tới nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân, dựa vào thông tin này, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Hầu hết bệnh nhân tràn dịch khớp ở cổ chân là do ảnh hưởng của chấn thương đối với dây chằng hoặc sụn khớp,… Hiện tượng này xảy ra khi bạn đang chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc trong vô tình xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, để hạn chế nguy cơ tràn dịch khớp, chúng ta hãy cố gắng cẩn thận trong vận động hàng ngày, khởi động kỹ trước mỗi bài tập thể thao, tránh gặp chấn thương không đáng có. Bởi vì, các chấn thương xảy ra ở sụn khớp, dây chằng là nguyên nhân khiến dịch khớp tiết ra nhiều hơn so với bình thường.
Hiện tượng tràn dịch khớp có thể xảy ra khi bạn gặp chấn thương
Một số nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân từng bị nhiễm trùng, đặc biệt ở vùng cổ chân sẽ có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng sau khi tấn công vào cơ thể bắt đầu gây hiện tượng viêm nhiễm, hủy hoại khớp. Nếu chẳng may ở cổ chân có vết thương, mọi người nên vệ sinh cẩn thận để xương khớp không gặp tổn thương nghiêm trọng.
Người có tiền sử mắc bệnh gút hoặc tiểu đường cũng là đối tượng có nguy cơ tràn dịch khớp cực kỳ cao. Chính vì thế bạn nên tích cực theo dõi, điều trị bệnh nền, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra đối với xương khớp, đặc biệt là tình trạng tràn dịch khớp cổ chân.
3. Phát hiện tràn dịch khớp cổ chân bằng cách nào?
Tràn dịch khớp ở cổ chân có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu bệnh nhân không được phát hiện, điều trị kịp thời. Đó là lý do khiến mọi người quan tâm nhiều hơn tới việc chẩn đoán, phát hiện bệnh tràn dịch khớp cổ chân.
Bác sĩ cần kiểm tra lâm sàng trước khi cho bệnh nhân đi phân tích dịch khớp
Ngày nay, rất nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời phục vụ việc phát hiện, chẩn đoán các vấn đề về xương khớp. Nhờ vậy, việc kiểm tra, thăm khám thường cho kết quả tương đối chính xác.
Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng cho người bệnh để nắm được các triệu chứng của họ, đánh giá xem khớp cổ chân có vận động dễ dàng hay không. Dựa vào đó, mọi người sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm để phát hiện được dịch khớp. các thăm dò còn lại để chẩn đoán nguyên nhân và các tổn thương kèm theo nếu có.
Ngoài ra, phân tích tính chất dịch khớp cũng là một dạng xét nghiệm để xác định nguyên nhân tràn dịch khớp cổ chân hay không nhưng thường ít làm khi dịch khớp ít. Dựa vào tính chất của dịch khớp, bác sĩ sẽ biết vấn đề về xương khớp bệnh nhân đang gặp phải, bao gồm: viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương hoặc gút…
4. Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân đem lại hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị tình trạng tràn dịch khớp ở cổ chân. Chỉ có điều trị mới giúp bạn sớm bình phục, vận động dễ dàng hơn, đồng thời giảm đau hiệu quả.
Người bệnh nên duy trì thói quen chườm lạnh
Trên thực tế, với mỗi mức độ tổn thương thì bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương án điều trị thích hợp nhất. Đó là lý do vì sao bạn không thể tự điều trị tại nhà mà phải tới thăm khám và chữa trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu tổn thương nhẹ, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, chúng ta chỉ cần sử dụng thuốc kết hợp chườm lạnh kết hợp cố định cổ chân, hạn chế di chuyển, vận động. Trong đó, các loại thuốc dùng cho bệnh nhân tràn dịch khớp cổ chân có tác dụng chính là giảm đau và chống phù nề. Bên cạnh đó, việc duy trì chườm lạnh thường xuyên cũng góp phần cải thiện cơn đau khớp cổ chân cực kỳ hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động nhiều để khớp cổ chân không gặp phải tổn thương. Đây là phác đồ điều trị nội khoa thường được áp dụng hiện nay.
Điều trị ngoại khoa thường dành cho người bệnh nặng, thường xuyên bị đau nhức khớp cổ chân và gặp nhiều khó khăn khi đi lại, vận động. Trong đó, chọc hút dịch khớp là thủ thuật được ưu tiên sử dụng nhất, bởi vì đây là kỹ thuật tương đối đơn giản và đảm bảo an toàn. Bác sĩ cần thực hiện đúng quy trình, sử dụng dụng cụ y tế đã khử khuẩn sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng cho người bệnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu tình trạng bệnh quá nghiêm trọng.
Một số bệnh nhân được chỉ định đi hút dịch khớp cổ chân
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng tràn dịch khớp cổ chân và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe, khả năng vận động. Từ đó, bệnh nhân ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc, điều trị bệnh. Nếu có thắc mắc, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!