Tin tức
Tràn dịch khớp cổ chân gây ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?
- 25/10/2020 | Tiết lộ phương pháp trị bệnh viêm khớp hiệu quả nhất
- 21/10/2020 | Những sai lầm khi điều trị bệnh về cơ xương khớp ở người cao tuổi
- 25/10/2020 | Điểm mặt những nguyên nhân viêm khớp giúp tăng cách phòng bệnh
- 20/10/2020 | Những triệu chứng “cảnh báo” thoái hóa khớp và phương pháp điều trị bệnh
- 24/10/2020 | Ý nghĩa của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ xương khớp
1. Vì sao bị tràn dịch khớp cổ chân?
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng bị tràn dịch ở khớp cổ chân. Nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất:
Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra những bệnh về xương khớp. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp càng cao. Vì theo quy trình lão hóa tự nhiên thì hệ thống xương của chúng ta sẽ dần kém đi, yếu đi, không còn chắc khỏe và phát sinh nhiều bệnh khác nhau, trong đó có tình trạng tràn dịch ở các khớp.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp cổ chân
Bệnh tiểu đường và bệnh gout: Hai loại bệnh này và một số bệnh mạn tính khác cũng được tính đến là nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp.
Nhiễm trùng: Khi vi khuẩn có cơ hội và đã xâm nhập được vào vết thương ở cổ chân thì nó cũng sẽ có cơ hội gây viêm và phá hủy cấu trúc khớp. Tình trạng khớp nhiễm trùng sẽ khiến tăng tiết dịch ở khớp cổ chân. Một số trường hợp dễ bị nhiễm trùng là những người thay khớp nhân tạo, bệnh nhân tiểu đường, viêm khớp hay nhiễm HIV,…
Chấn thương: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến. Khi khớp cổ chân gặp phải áp lực từ bên ngoài thì rất có thể phần dây chằng, xương và sụn khớp sẽ bị tổn thương. Điều này sẽ làm mất tính ổn định của cấu trúc khớp, tăng nguy cơ tiết dịch và gây bệnh tràn dịch khớp chân.
Chấn thương có thể dẫn tới hiện tượng tràn dịch
Viêm khớp: Những bệnh nhân mắc viêm khớp cấp tính và mạn tính đều có nguy cơ bị tăng tiết dịch khớp chân.
U nang hoạt dịch: Tình trạng này sẽ gây ra sự tích tụ chất lỏng ở trong khớp và tạo thành u nang. Khi những u nang này vỡ ra thì hoạt dịch sẽ tràn vào các khớp và khiến người bệnh bị sưng, đau.
2. Những biểu hiện phổ biến của tràn dịch khớp cổ chân
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh:
-
Khớp cổ chân có hiện tượng bị sưng.
-
Người bệnh bị đau khớp cổ chân khi di chuyển hoặc vận động.
-
Tình trạng cứng khớp khiến bệnh nhân giảm khả năng vận động.
-
Bên ngoài khớp có hiện tượng tấy đỏ và nóng hơn các vùng khác.
Trên đây chỉ là những biểu hiện cơ bản, ngoài ra những dấu hiệu nhận biết bệnh còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp bị tràn dịch do chấn thương, người bệnh có thể thấy vùng khớp cổ chân bị bầm tím hay chảy máu. Nếu bị nhiễm khuẩn khớp, thì sẽ kèm theo tình trạng sốt, mệt và ớn lạnh.
3. Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân bằng cách nào?
Để chẩn đoán chính xác bệnh, thông thường các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác:
Khám lâm sàng: Bước khám này sẽ giúp bác sĩ nhận biết rõ tình trạng bệnh ban đầu và sau đó sẽ đưa ra những định hướng để thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác. Đối với bệnh tràn dịch ở khớp cổ chân, bác sĩ sẽ quan sát để thấy phần khớp cổ chân có bị nóng, tấy đỏ hay sưng không,… sau đó quan sát về khả năng vận động của khớp cổ chân.
Siêu âm: Đây là cách sử dụng sóng âm để biết xem mô xương và các mô liên kết ở khớp cổ chân ra sao, từ những hình ảnh thu được từ kết quả siêu âm sẽ giúp bác sĩ thấy rõ được tình trạng viêm khớp, gân, dây chằng.
Chụp X-quang và chụp CT: Đây là cách để phát hiện tình trạng rạn, nứt, gãy xương hoặc có khối u bên trong khớp hay không.
Chụp MRI để rõ về trạng thái của mô mềm trong khớp.
Phân tích dịch khớp: Dịch khớp cũng biểu hiện tình trạng sức khỏe xương khớp. Nếu dịch màu trắng và nhớt giống như lòng trắng trứng thì được gọi là dịch khỏe mạnh. Nhưng nếu dịch có màu sắc và mùi thất thường thì chứng tỏ khớp của bạn đang gặp vấn đề. Chẳng hạn, dịch khớp đục có thể do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra, dịch vàng có thể gặp ở bệnh nhân bị gout, dịch màu vàng xanh lẫn mủ có thể do nhiễm trùng xương, dịch màu hồng có thể do chấn thương khớp.
4. Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân
Để điều trị bệnh hiệu quả, các chuyên gia sẽ cân nhắc đến mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý nhất. Các phương pháp điều trị bệnh thường được áp dụng:
Điều trị bệnh bằng thuốc
Phương pháp nội khoa:
-
Người bệnh nên được nghỉ ngơi để khớp được giảm áp lực. Khi mắc bệnh, càng vận động thì khớp sẽ càng sưng và càng đau.
-
Chườm đá: Đây là cách giảm đau khá hiệu quả đối với những cơn đau nhẹ, đồng thời còn giảm tình trạng sưng viêm.
-
Dùng thuốc: Người bệnh có thể được kê một số loại thuốc chống viêm, giảm phù nề để cải thiện những cơn đau và hiện tượng khớp bị co cứng. Đối với những người bị viêm loét dạ dày cần cẩn trọng với các loại thuốc này và tuyệt đối không được lạm dụng. Đối với những trường hợp bị nhiễm trùng thì có thể được kê thuốc kháng sinh.
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Điều trị ngoại khoa: Phương pháp này chỉ được áp dụng với những trường hợp cần thiết vì nó có nguy cơ rủi ro. Can thiệp ngoại khoa bao gồm:
Chọc hút dịch khớp: Phương pháp này ít xâm lấn và ít tác dụng phụ. Nhưng có tỉ lệ tái phát cao.
Bên cạnh đó, với những trường hợp bệnh nặng có thể thay khớp cổ chân bằng khớp nhân tạo để giúp bệnh nhân di chuyển và vận động. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng và tập vật lý trị liệu thường xuyên.
Mọi thắc mắc về bệnh tràn dịch khớp cổ chân và nhu cầu đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!