Tin tức

Mức độ nguy hiểm của chấn thương gân kheo - điều trị sao cho đúng cách?

Ngày 04/07/2022
Chấn thương gân kheo là tình trạng không thể xem thường vì khi xảy ra có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng vận động hoàn toàn.  Do đó khi nhận ra các triệu chứng của dạng tổn thương này thì cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

1. Khái quát về chấn thương gân kheo và các dấu hiệu thường gặp

Cơ gân kheo là một tập hợp các bó cơ nằm sau mặt đùi, có nhiệm vụ tham gia vào việc hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể khi làm các tư thế gập gối, khuỵu gối xuống. Một số thói quen luyện tập thể dục thể thao sai cách sẽ dẫn đến căng cứng và chấn thương nhóm cơ này.

Chấn thương gân kheo là do lực tác động gây nên. Đó có thể là lực căng ra hoặc sự co nhanh, mạnh ở vị trí này khiến các cơ gân bị rách theo mức độ khác nhau. Loại chấn thương này khá phổ biến và trong hầu hết các trường hợp đều khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn.

Một số triệu chứng điển hình khi gặp chấn thương gân kheo bao gồm:

  • Cơn đau diễn ra đột ngột và có tính chất nghiêm trọng trong quá trình tập thể dục hoặc vận động,...;

  • Bầm tím, nhão cơ;

  • Đau ở vị trí phần mông dưới và mặt sau của đùi khi đi bộ, khi cúi xuống hoặc thẳng chân.

Vị trí cơ gân kheo

Vị trí cơ gân kheo

Như ở trên đã đề cập, phần lớn các trường hợp bị chấn thương gân kheo đều là do có liên quan đến vận động, nhất là khi chơi thể thao, luyện tập thể lực như các bộ môn bóng đá, khiêu vũ, cử tạ, điền kinh, trượt băng,... Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp chấn thương này.

Không phải chỉ riêng những người tập luyện thể thao mới bị chấn thương gân kheo mà ngay cả người không ưa thích những bộ môn này cũng có thể gặp rủi ro rách hoặc căng cứng cơ gân kheo do nguyên nhân đến từ một vài yếu tố sau đây:

  • Tuổi tác: người cao tuổi thường gặp các vấn đề bệnh lý liên quan đến hiện tượng lão hóa. 

  • Đã từng bị chấn thương từ trước;

  • Vận động mạnh, thường xuyên liên tục trong thời gian dài;

  • Bị chèn ép dây thần kinh vùng lưng dưới;

  • Hay cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe sa sút.

Ngoài ra, người không chơi thể thao cũng có thể bị căng cứng hoặc rách nhóm cơ trên nếu đáp ứng các yếu tố dưới đây, bao gồm:

  • Lớn tuổi: sức khỏe cơ gân kheo suy giảm dần theo thời gian. Do đó, người cao tuổi rất dễ bị chấn thương bộ phận này.

  • Có tiền sử chấn thương trước đó.

  • Dây thần kinh ở vùng lưng dưới bị chèn ép.

  • Vận động với cường độ lớn trong thời gian dài.

  • Sức khỏe kém, thường xuyên mệt mỏi.

2. Các biện pháp điều trị hiệu quả áp dụng khi bị chấn thương chân kheo 

Đâu là những kỹ thuật được dùng để hỗ trợ trong chẩn đoán đối với các trường hợp chấn thương gân kheo?

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng tương đồng với tình trạng chấn thương gân kheo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp, đồng thời khai thác một số thông tin cụ thể về nguyên nhân khiến chân bị thương, kết hợp với đó là các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X-quang, xét nghiệm máu,... giúp kiểm tra và xác định vị trí, mức độ chấn thương.

Nếu chấn thương gân kheo nhẹ thì có thể tự khỏi, trong thời gian đó để vết thương mau chóng hồi phục thì bạn nên áp dụng các biện pháp bổ trợ sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: không đặt đồ vật nặng hoặc gây áp lực lớn lên chân. Trong trường hợp cơn đau chuyển nặng bạn có thể sử dụng nạng để hỗ trợ di chuyển. Nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ nếu bạn muốn dùng nạng;

  • Giảm sưng và đau cho chân bằng cách chườm đá: cho đá vào khăn hoặc sử dụng túi chườm đá chuyên dụng để đặt vào vị trí bị chấn thương. Mỗi ngày một lần, mỗi lần thực hiện nên kéo dài khoảng 20 phút và nên duy trì thói quen này cho tới khi cơn đau biến mất;

  • Bó chân: dùng một loại băng đàn hồi bó vào chân nhằm giảm sưng. Khi thực hiện các tư thế như nằm hoặc ngồi thì bạn nên đặt chân lên một chiếc gối;

  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau: nhóm thuốc NSAIDs hay còn gọi là thuốc chống viêm không chứa steroid bao gồm naproxen (Naprosyn®, Aleve®) hay ibuprofen (Motrin®, Advil®) có công dụng giảm sưng đau. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như loét và chảy máu. Do đó chỉ nên dùng trong thời gian ngắn trừ khi bác sĩ có chỉ định riêng;

  • Tập vật lý trị liệu: để cải thiện khả năng vận động của khớp gối, bạn nên thực hiện các bài tập kéo cơ theo như khuyến cáo của bác sĩ trị liệu. 

Bó chân sẽ giúp bạn giảm sưng khi bị chấn thương gân kheo

Bó chân sẽ giúp bạn giảm sưng khi bị chấn thương gân kheo

Nếu mức độ chấn thương gân kheo trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật. Phương pháp khắc phục chấn thương sẽ dựa trên tình trạng của mỗi người bệnh, đồng thời điều này cũng quyết định thời gian hồi phục là bao lâu. Nhìn chung mỗi người sẽ có khả năng phục hồi khác nhau. Sau khi trải qua phẫu thuật và chấn thương đã được cải thiện nhiều, người bệnh nên vận động nhẹ nhưng cần hạn chế tối đa các tác động mạnh để không gây áp lực lớn lên phần cơ gân. 

Tình trạng chấn thương gân kheo được cho là đã được khắc phục hoàn toàn nếu:

  • Bệnh nhân không còn cảm giác đau, có thể đi lại, di chuyển, vận động bình thường như trước khi gặp chấn thương;

  • Các hoạt động như đi bộ, sau đó là chạy bộ, dần dần là chạy nước rút, thậm chí là nhảy đã bình thường trở lại.

3. Cần làm gì để tránh bị chấn thương gân kheo? 

Mỗi người nên phòng ngừa nguy cơ gặp chấn thương gân kheo bằng những biện pháp như sau:

  • Trước và sau khi tập thể dục thể thao hay tham gia các hoạt động thể chất, bạn nên khởi động và làm nóng cơ thể kỹ lưỡng;

  • Điều chỉnh cường độ hoạt động thể lực sao cho phù hợp, không vượt quá 10%  trong vòng 1 tuần;

  • Nếu có cảm giác đau ở phía mặt sau đùi thì nên dừng tập luyện;

  • Thường xuyên tăng cường sức mạnh cơ gân bằng cách tập kéo cơ đầu gối tương tự như một biện pháp phòng ngừa nguy cơ chấn thương gân kheo.

Khi nhận thấy có dấu hiệu đau ở sau đùi hãy ngừng tập luyện

Khi nhận thấy có dấu hiệu đau ở sau đùi hãy ngừng tập luyện

Như vậy trên đây là tổng hợp các thông tin về chấn thương gân kheo, nếu bạn đang có các dấu hiệu của tình trạng này hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh trường hợp mất khả năng di chuyển linh hoạt của chân. 

Liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn trực tiếp, cụ thể hơn về các dịch vụ tại Bệnh viện và đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.