Tin tức

Mức độ nguy hiểm của dịch bạch hầu và cách phòng tránh

Ngày 28/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, gây ảnh hưởng đến mũi, cổ họng và có khả năng lây lan rất lớn. Chính vì vậy, bệnh dễ dàng trở thành dịch. Vậy nguyên nhân gây ra dịch bạch hầu là gì cũng như mức độ nguy hiểm ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua những thông tin dưới đây.

1. Bệnh dịch bạch hầu là gì và nguyên nhân

Đây bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thuộc nhóm yếm khí, có thể sinh trưởng trong môi trường thường, nhưng trong máu và huyết thanh với nhiệt độ khoảng 37 độ C sẽ sinh sản và phát triển thuận lợi hơn.

Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu rất nhạy cảm với nhiệt, khi dính vào áo quần, đồ vật,… có thể tồn tại trong thời gian dài và cũng có thể chịu đựng trong thời tiết khô lạnh lâu hơn nhiều loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên, các chất sát khuẩn thông thường có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn.

Hình dạng của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu

Hình dạng của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra bệnh bạch hầu

Vi khuẩn lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch tiết hoặc thông qua đường hô hấp, cũng có thể lây lan gián tiếp khi tiếp xúc với áo quần, vật dụng của bệnh nhân. Trẻ em là trường hợp mắc bệnh phổ biến hơn, đặc biệt trẻ dưới 15 tuổi chưa được gây miễn dịch đầy đủ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa lạnh. 

2. Phân loại bệnh và các triệu chứng liên quan

Vi khuẩn bạch hầu khi gặp cơ thể người sẽ bám vào niêm mạc họng, hầu và tiết ra các độc tố. Vi khuẩn và các độc tố này tạo ra các vết loét, tại các vết loét có những giả mạc dính chặt vào niêm mạc, nếu bóc ra sẽ gây chảy máu. Các giả mạc này có màu trắng xám và khi thả vào nước không bị tan ra. Ban đầu sẽ xuất hiện ở cổ họng và lan rộng trên đường mũi hoặc xuống khí quản. 

Bên cạnh đó, các độc tố do vi khuẩn tiết ra đi theo đường máu và tác động vào hệ thần kinh, gây ra một số triệu chứng liên quan đến vòm miệng, mắt, tứ chi và gây tổn thương đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. 

Biểu hiện khi mắc bệnh bạch hầu là những màng giả màu trắng hoặc xám bám vào vòm họng

Biểu hiện khi mắc bệnh bạch hầu là những màng giả màu trắng hoặc xám bám vào vòm họng

Mức tiến triển của bệnh phụ thuộc vào diện tích của màng giả và lượng độc tố mà vi khuẩn tiết ra.

Sau đây là một số triệu chứng của bệnh bạch hầu theo từng dạng.

Bạch hầu mũi

Có biểu hiện giống như viêm đường hô hấp cấp, chảy mũi nước nhiều, các triệu chứng rất ít. Dần dần, dịch ở mũi trở nên nhầy, quánh lại, có mùi hôi và đôi khi có máu, dịch khi chảy ra làm tổn thương môi trên; sau trong hốc mũi có những màng trắng bám vào niêm mạc. Tuy nhiên, do triệu chứng rất ít và tiến triển chậm nên việc chẩn đoán cũng tốn thời gian hơn.

Bạch hầu họng - Amidan

Chiếm phần lớn trong tổng số các trường hợp mắc phải dịch bạch hầu. Người bệnh có triệu chứng chán ăn, hồi hộp lo lắng, sốt nhẹ khoảng 38 đến 38.5 độ kèm theo viêm họng. Sau khi nhiễm bệnh khoảng 1 - 2 ngày, các màng giả bắt đầu xuất hiện với màu trắng ngà, mỏng, sau đó mọc lan dần từ amygdales đến vòm họng rồi lan xuống khí quản, các màng giả này khi bóc ra gây chảy máu ở niêm mạc. 

Những phản ứng của hạch bạch huyết khiến vùng mô mềm ở cổ sưng phù, có thể xuất hiện triệu chứng gọi là dấu cổ bò. Nếu có tình trạng xuất huyết dưới da, xuất huyết hệ tiêu hóa, tiểu ra máu biểu hiện cơ thể đã bị nhiễm trùng nặng, chuyển sang nhiễm độc và nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi là các trường hợp phổ biến mắc bệnh bạch hầu

Trẻ em từ 2 đến 7 tuổi là các trường hợp phổ biến mắc bệnh bạch hầu

Bạch hầu thanh quản

Thông thường, các trường hợp bị bạch hầu thanh quản là do màng giả lan rộng xuống từ vòm họng. Các bệnh nhân khi mắc phải dạng dịch bạch hầu này có biểu hiện thở dữ dội, khi thở có tiếng rít của thanh quản, bị khàn giọng, có phản xạ co kéo trên xương ức, và vùng thượng đòn rất dữ dội. Một số trường hợp khi màng giả bóc ra có thể gây tắt thanh quản, làm bệnh nhân khó thở và dẫn đến tử vong. 

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Có thể dựa theo các triệu chứng để thực hiện chẩn đoán lâm sàng và nhanh chóng điều trị để tránh gây ra nguy hiểm cho bệnh nhân do trì hoãn. 

Có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng bao gồm các giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Và các triệu chứng đau họng, chảy nước mũi, khàn giọng, sốt, người mệt mỏi lừ đừ.

Dịch họng được lấy để nuôi cấy trực khuẩn bạch hầu và xác định có nhiễm khuẩn hay không

Dịch họng được lấy để nuôi cấy trực khuẩn bạch hầu và xác định có nhiễm khuẩn hay không

Bệnh được điều trị bằng cách trung hòa độc tố bạch hầu, sử dụng kháng độc tố bạch cầu - SAD là phương pháp tốt nhất, dùng ngay khi phát hiện bạch hầu vì SAD chỉ tác dụng với độc tố vẫn còn lưu hành trong máu. Dùng các kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn như Penicillin, Ampicillin, erythromycin, rifampicin, clindamycin, Cephalosporin,… Nhưng penicillin thường được dùng nhất. 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng cũng như biến chứng nếu có, bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, kết hợp với chế độ ăn lỏng, đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. 

4. Phòng tránh bệnh dịch bạch hầu

Chú ý các biện pháp vệ sinh thông thường để phòng bệnh lây qua đường hô hấp.

Theo dõi những thay đổi của cơ thể để có thể sớm phát hiện bệnh. 

Cách ly sớm những trường hợp phát hiện đã mắc bạch hầu: Người đã tiếp xúc với bệnh nhân cần xét nghiệm cấy dịch nhầy ở họng, nếu người tiếp xúc chưa có miễn dịch cần được tiêm huyết thanh kháng bạch hầu SAD, có thể phối hợp với kháng sinh, đối với người tiếp xúc đã có miễn dịch cần được tiêm vacxin DPT, có thể phối hợp với kháng sinh; để gây miễn dịch, vaccin giải độc tố cần được tiêm 3 lần. 

Trẻ em cần được tiêm vacxin DPT để tạo ra miễn dịch cộng đồng. 

Trẻ em cần được tiêm vắc xin DPT để tạo ra miễn dịch cộng đồng đối với dịch bạch hầu

Trẻ em cần được tiêm vắc xin DPT để tạo ra miễn dịch cộng đồng đối với dịch bạch hầu

Tuy nhiên, không thể sử dụng vacxin DPT cho người có tiền sử phản ứng thần kinh, bị rối loạn đông máu, mẫn cảm với thành phần vacxin hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị viêm đường hô hấp cấp tính hoặc các loại bệnh nhiễm khuẩn khác.

Dịch bạch hầu là gì vẫn là câu hỏi của khá nhiều người, trong khi đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm với khả năng lây lan cao. Do đó, việc nắm bắt những thông tin liên quan đến tình trạng là điều quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào. Hãy gọi đến hotline 1900565656 nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe cần tư vấn. Các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng  để giải đáp thắc mắc của bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ