Tin tức
Cẩm nang phòng chống dịch bạch hầu hiệu quả
- 03/07/2020 | Tại sao bệnh nhân mắc bạch hầu không nên chủ quan?
- 03/07/2020 | Bạch hầu là gì? Triệu chứng và phòng bệnh ra sao?
- 28/06/2020 | Cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng, cảm lạnh thông thường
1. Tiêm vắc xin bạch hầu đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế
bạch hầu là một trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn này thường tấn công vào hầu họng, mũi của con người. Đôi khi chúng còn được ghi nhận tấn công qua các tế bào biểu bì ngoài da.
Bệnh có thể khiến người nhiễm bị sưng đau vùng cổ, tạo thành các giả mạc bám vào niêm mạc họng. Theo thời gian, các giả mạc này sẽ sản sinh độc tố gây ức chế hoạt động của gan, tim và các dây thần kinh. Một số biến chứng của bạch hầu có thể kể đến như: viêm cơ tim, suy cơ hoành, viêm dây thần kinh, suy hô hấp cấp,...
Hiện nay, bệnh bạch hầu đã có vắc xin đặc hiệu và tiêm chủng chính là cách tốt nhất để phòng chống dịch bạch hầu trong cộng đồng. Bạn có thể đến các cơ sở y tế trong khu vực để được tiêm vắc xin theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiêm vắc xin bạch hầu là các phòng bệnh tốt nhất hiện nay
Vắc xin tiêm chủng bệnh bạch hầu đáp ứng được đa dạng các đối tượng tiêm khác nhau như trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tuổi, người trường thành,... Đặc biệt, Bộ Y tế hiện nay khuyến khích các gia đình cho trẻ tiêm chủng chống dịch bạch hầu trong giai đoạn 2 - 18 tháng tuổi. Mũi tiêm dành cho các bé sơ sinh thường là mũi tiêm tích hợp 3 trong 1; 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.
Ngoài ra, vắc xin bạch hầu sẽ cho chúng ta khả năng phòng bệnh lên đến 90%. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này sẽ bị suy giảm theo thời gian. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế cứ khoảng 10 năm thì chúng ta nên tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu một lần. Khi tiêm nhắc lại bạn có thể chọn mũi tiêm bạch hầu kết hợp với uốn ván, ho gà.
2. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh
Bạch hầu vẫn luôn được đánh giá là dịch bệnh dễ lây lan và có nhiều diễn biến phức tạp khi tồn tại trong cộng đồng. Một người bình thường có thể nhiễm vi khuẩn bạch hầu thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với người bệnh. Chúng ta cũng có khả năng bị nhiễm bệnh cao nếu chạm vào dịch bài tiết hoặc dùng chung các loại vật dụng cá nhân mà người bệnh đã sử dụng qua.
Bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh để không bị vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp
Ngoài ra, bệnh nhân bạch hầu cũng có thể không có các triệu chứng rõ ràng khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng kể từ ngày vi khuẩn bạch hầu xâm nhập vào cơ thể thì người này đã có thể tiếp tục lây bệnh ra cộng đồng. Vì lý do này mà bạn không chỉ cần tránh tiếp xúc với người bệnh mà cả những người đang nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
Trong trường hợp bạn sống tại vùng bùng phát dịch bạch hầu thì nên chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tiếp xúc quá lâu với người lạ, người có biểu hiện bệnh. Ngoài ra không nên tập trung đông người, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. Sau khi ra ngoài bạn nên thực hiện rửa tay bằng xà phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Đến các cơ sở y tế thăm khám ngay khi có nghi vấn
Trên thực tế bệnh bạch hầu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên người trưởng thành vẫn có khả năng mắc phải bệnh này nếu không có miễn dịch từ trước hoặc hệ miễn dịch đang suy giảm. Theo đó người mắc bệnh sẽ sớm hình thành một lớp giả mạc dày, màu trắng đục hoặc xám bám vào niêm mạc họng hoặc amidan. Đây chính là biểu hiện cơ bản nhất của bệnh bạch hầu.
Nếu phát hiện bản thân có biểu hiện bệnh bạch hầu thì nên sớm đến bệnh viện để được khám và chăm sóc y tế
Ngoài ra bạn có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu khác của bệnh như:
Đối với bạch hầu mũi trước
Du đây là thể bệnh nhẹ nhất nhưng nó vẫn có thể bùng phát thành dịch bạch hầu nếu chúng ta không phát hiện kịp thời. Người mắc bệnh bạch hầu mũi trước thường bị chảy nước mũi, mũi có dịch kèm máu. Khi dùng đèn soi thì có thể thấy giả mạc màu trắng tại vách ngăn mũi.
Đối với bạch hầu họng và amidan
Bệnh nhân đang bị bạch hầu họng hoặc amidan sẽ có dấu hiệu xuống sức thấy rõ, cổ họng khô và đau rát, không muốn ăn, nuốt khó. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt nhẹ vào một vài thời điểm trong ngày.
Sau khoảng 3 ngày bệnh nhân có các dấu hiệu nêu trên thì vùng hầu họng hoặc amidan sẽ nhanh chóng xuất hiện lớp giả mạc dày. Theo thời gian chúng sẽ lan rộng và bao phủ toàn bộ bề mặt hầu họng. Giả mạc này thường rất khó có thể tách ra khỏi lớp niêm mạc. Các bệnh nhân tại vùng có dịch bạch hầu thường ghi nhận bệnh nhân có thể bị chảy máu nếu cố ý tự tách phần giả mạc này ra ngoài.
Bạn nên thận trọng nếu phát hiện có giả mạc bám ở thành niêm mạc họng
Đối với bạch hầu thanh quản
Các bệnh nhân bị bạch hầu thanh quản thường sốt, ho lạc giọng hoặc mất tiếng, khàn tiếng. Giả mạc của trường hợp bệnh này thường lan từ hầu họng hoặc thanh quản đi xuống. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị sưng tại vùng dưới hàm, vùng cổ hoặc thậm chí là nổi hạch. Các hạch này cũng thường tập trung ở quanh cổ.
Sau khoảng 1 tuần kể từ ngày bệnh khởi phát bệnh nhân có thể trở nên phờ phạc, mạch đập nhanh, hôn mê hoặc thậm chí là suy hô hấp cấp.
Nếu phát hiện thấy mình có một lớp màng tương tự như giả mạc tại hầu họng hoặc mũi cùng các biểu hiện đi kèm như trên thì khả năng cao bạn bị bạch hầu. Lúc này bạn nên cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh gần nhất để được khám và chăm sóc y tế kịp thời.
Việc đến cơ sở y tế thực hiện thăm khám sớm sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng trị dứt điểm bệnh và góp phần ngăn chặn dịch bạch hầu lan rộng ra cộng đồng.
Trên đây là cẩm nang phòng chống dịch bạch hầu của MEDLATEC. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh bạch hầu hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng thì hãy liên hệ theo số 1900 56 56 56. Các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm tại MEDLATEC sẽ giúp bạn thực hiện tiêm chủng cũng như tư vấn các phương pháp phòng bệnh bạch hầu cụ thể. Hãy để MEDLATEC giúp bạn an tâm về sức khỏe!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!