Tin tức
Mụn cóc có tự hết không? Các phương pháp điều trị phổ biến
- 21/11/2022 | Điểm danh các loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả và an toàn
- 15/05/2023 | Mụn cóc phẳng là gì? Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
- 01/05/2024 | Mụn cóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Cách điều trị và phòng ngừa
- 01/10/2023 | Trị mụn cóc bằng kem đánh răng hiệu quả như thế nào?
- 17/03/2025 | HPV type 6: Nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục, sùi mào gà
1. Nguyên nhân gây mụn cóc
Nguyên nhân chủ yếu gây mụn cóc là do sự phát triển của một số chủng HPV như HPV 1, 2, 3, 4... Các chủng virus này thường lây lan qua đường tình dục, tiếp xúc da kề da, lây từ mẹ sang con qua đường sinh nở. Mụn cóc có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể, gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh.
Nhiều chủng virus HPV có khả năng gây mụn cóc
2. Mụn cóc có tự hết không?
Mụn cóc có tự hết không là câu hỏi của rất nhiều người. Thực tế, khoảng 25% mụn cóc có thể tự hết sau 3 đến 6 tháng. Mặc dù vậy, phần lớn mụn thường chỉ biến mất sau khoảng 2 năm. Bởi đây chính là khoảng thời gian cơ thể tự đào thải và tiêu diệt virus HPV. Sự nguy hiểm của virus HPV là chúng có khả năng lây lan giữa các khu vực trên cơ thể, khiến mụn cóc xuất hiện ở nhiều nơi.
Tuy nhiên với không ít trường hợp, mụn cóc gây ra bởi virus HPV có khả năng tồn tại trong thời gian dài nếu người bệnh không điều trị. Do đó, mọi người không nên chờ mụn tự biến mất mà hãy chủ động đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn.
Nhiều người vẫn thắc mắc mụn cóc có tự hết không
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Mọi người không nên chủ quan khi nhận thấy mụn cóc xuất hiện. Theo đó, bạn nên đi khám nếu:
- Mụn mọc nhiều, gây đau.
- Mụn biến đổi về mặt màu sắc, hình dạng.
- Mụn tái phát, lan rộng dù đã điều trị.
- Mụn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Mụn cóc lần đầu xuất hiện ở người trưởng thành (dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch suy giảm).
4. Một số phương pháp điều trị mụn cóc phổ biến
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp điều trị mụn cóc. Đơn cử như:
4.1. Điều trị tại chỗ bằng Axit Salicylic
Thuốc chứa Axit Salicylic thường được bôi trực vào vùng da bị mụn. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là ít gây tác dụng phụ, không tốn kém chi phí. Nhiều dạng bào chế của Axit Salicylic với hàm lượng từ 17% đến 40% như gel, miếng dán ngoài da, gel lỏng không kê đơn hiện lưu hành khá rộng rãi trên thị trường.
Các loại thuốc bôi ngoài da chứa Axit Salicylic có thể giúp loại bỏ mụn cóc
Trong quá trình điều trị tại chỗ bằng các sản phẩm chứa Axit Salicylic, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn kèm theo hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ. Trường hợp mụn cóc không giảm bớt, bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
4.2. Điều trị bằng thuốc kê toa
Trường hợp những sản phẩm không kê đơn không phát huy hiệu quả trị mụn, bạn cần đi khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh dùng một số loại thuốc miễn dịch tại chỗ như Imiquimod. Cơ chế hoạt động của Imiquimod tạo kích thích dị ứng tại vùng da mọc mụn cóc. Tuy vậy, trong thời gian điều trị, đôi khi người bệnh sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ không mong muốn.
4.3. Liệu pháp áp lạnh
Với phương pháp này, bệnh nhân lần lượt được bơm nitơ lỏng vào mụn cóc hoặc vùng da bao quanh mụn. Nhờ hơi lạnh -321 độ F, vùng da mụn nhanh chóng bị bỏng, phồng rộp lên. Liệu trình áp dụng điều trị mụn cóc kéo dài trong khoảng 2 đến 3 tuần, bệnh nhân cần trải qua 3 đến 4 lần trị liệu.
Đến khi da lành dần, bạn cần bôi Axit Salicylic để giúp da bong nhanh và nhiều hơn. Thực tế cho thấy, liệu pháp áp lạnh phát huy hiệu quả tối ưu hơn với loại mụn cóc mọc ở tay.
4.4. Đốt điện, nạo bỏ mụn
Trước tiên, bác sĩ cần tiến hành ủ tê trực tiếp. Tiếp đó là sử dụng kim điện để làm khô mụn. Khi mụn đã khô, bác sĩ sẽ dùng đến dụng cụ chuyên dụng để nạo mụn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này thường để lại sẹo, chỉ phù hợp áp dụng với dạng mụn cóc khó điều trị, không đáp ứng những cách thức chữa trị khác. Đối với mụn cóc mọc ở lòng bàn chân, cách điều trị này thường không được chỉ định.
4.5. Liệu pháp Laser CO2
Đây là phương pháp điều trị kết hợp giữa công nghệ vi phân và Laser CO2. Trong đó, tia laser mang năng lượng cao chiếu vào da mụn có khả năng đốt cháy tế bào nhưng không ảnh hưởng đến vùng da lân cận.
Liệu pháp Laser được ứng dụng khá rộng rãi trong điều trị mụn cóc
Nhờ vậy, các sợi Collagen cũng được kích thích, thúc đẩy hoạt động liên kết, tạo mới tế bào. Bên cạnh ứng dụng trong điều trị mụn cóc, Laser CO2 còn hỗ trợ trị sẹo rỗ, nám da, mụn ruồi,... Để hạn chế tình trạng để lại sẹo sau khi điều trị bằng liệu pháp Laser, bạn cần chú ý chăm sóc vết thương đúng cách.
4.6. Liệu pháp quang động
Với liệu pháp quang động, bác sĩ thường kết hợp axit 5-aminolevulinic bôi vào vùng da mọc mụn. Tiếp đó là sử dụng điốt sáng 663mm đỏ kích thích vào vùng da mọc mụn. Thời gian trị liệu có thể kéo dài trong 2 đến 3 tuần.
4.7. Các phương pháp điều trị khác
Ngoài 6 phương pháp kể trên, sử dụng 5-Fluorouracil hay băng keo cũng giúp kiểm soát mụn cóc. Cụ thể:
- Sử dụng 5-Fluorouracil: Hỗ trợ trị liệu tại chỗ, giúp loại bỏ mụn cóc khi dùng theo dạng băng kín. Thời gian trị liệu có thể kéo dài trong khoảng 1 tháng.
- Dùng băng keo: Loại băng keo sử dụng ở đây là băng keo nhôm giúp lấy đi lượng oxy, khiến tế bào tại vùng mụn chết dần. Sau khi tháo băng, mụn thường bị bong ra cùng băng.
5. Làm thế nào để phòng ngừa mụn cóc?
Mụn cóc có khả năng lây lan giữa các bộ phận trong cơ thể. Tác nhân chính dẫn đến việc hình thành mụn là do sự tấn công của các virus HPV. Vì vậy để phòng ngừa mụn cóc, bạn hãy thực hiện một vài biện pháp sau:
- Tiêm vắc xin phòng HPV, giúp chống lại sự tấn công của một số chủng virus có khả năng gây mụn cóc.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với người lạ.
- Không chạm vào mụn cóc để phòng ngừa tình trạng mụn lan rộng đến những vùng khác trên cơ thể.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Ăn uống đủ chất, duy trì thói quen sinh hoạt, luyện tập thể chất khoa học giúp củng cố hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho cơ thể tự đào thải virus HPV gây mụn.
Bạn nên chủ động tiêm vắc xin phòng HPV để phòng ngừa mụn cóc
Như vậy sau chia sẻ trên, bạn chắc hẳn đã biết rõ mụn cóc có tự hết không. Thực tế, mụn cóc có thể tự biến mất sau 3 đến 24 tháng. Mặc dù vậy, nếu đề kháng của cơ thể không tốt, virus gây mụn sẽ tiếp tục phát triển khiến mụn tái phát dai dẳng. Vì thế thay vì chờ cho mụn tự hết, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị. Nếu chưa biết nên điều trị mụn cóc ở đâu uy tín, bạn có thể lựa chọn chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
