Tin tức

Trị mụn cóc bằng kem đánh răng hiệu quả như thế nào?

Ngày 01/10/2023
Lương Thanh Thủy

Trị mụn cóc bằng kem đánh răng hiệu quả như thế nào?

Mụn cóc tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng sự xuất hiện của nốt mụn trên da, ở một số vùng nhất định sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ. Trị mụn cóc bằng kem đánh răng là phương pháp được nhiều người truyền miệng và áp dụng. Vậy cụ thể cách trị mụn cóc này có hiệu quả ra sao và thực hiện như thế nào, nội dung dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về các vấn đề này.

1. Một số thông tin khái quát về mụn cóc

Mụn cóc là dạng u nhú phát triển trên da gây nên bởi một số chủng của virus HPV. Virus này kích thích các tế bào lớp ngoài của da tăng sinh nhanh chóng. Da ẩm kết hợp vết thương hở là điều kiện thuận lợi để virus xâm nhập, yếu tố miễn dịch toàn thân và tại chỗ tác động cho mụn lây lan.

Mô phỏng quá trình hình thành mụn cóc

Có nhiều loại mụn cóc và tên gọi của mụn thường được đặt theo vị trí mà chúng xuất hiện. Bề ngoài mụn cóc là nốt sùi trắng xám hoặc tương đồng với màu da, có nốt mụn có hình dạng như hoa súp lơ nhưng lại có nốt mụn phẳng dẹt. Tùy vào vị trí mụn khu trú mà có thể gây đau hoặc không, ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp tình trạng:

- Ngứa, kích ứng ở bộ phận sinh dục.

- Bỏng rát, chảy máu nhẹ ở nốt mụn.

- Nhiều mụn cóc tập hợp thành cụm lớn giống như hình thân cây.

2. Trị mụn cóc bằng kem đánh răng hiệu quả như thế nào, áp dụng ra sao?

2.1. Hiệu quả của việc dùng kem đánh răng trị mụn cóc

Số đông mụn cóc không nguy hại nhưng sự xuất hiện của mụn cóc trước tiên sẽ gây nên tâm lý khó chịu sau nữa là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vì thế không ít người tìm cách trị mụn cóc bằng kem đánh răng. Natri dodecyl sulfat có trong kem đánh răng sẽ cắt nguồn cung cấp oxy cho mụn nên mụn sẽ dần dần tự tiêu biến. Có thể kết hợp kem đánh răng cùng một số nguyên liệu tự nhiên khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

2.2. Một số cách dùng kem đánh răng để trị mụn cóc tại nhà

2.2.1. Kết hợp kem đánh răng và giấm táo

Cả hai nguyên liệu này đều có thành phần kháng khuẩn và axit với khả năng hoạt động gần giống axit Salicylic. Nhờ đó mà việc kết hợp kem đánh răng với giấm táo sẽ tạo thành hỗn hợp giúp cho mụn cóc bong tróc dần rồi rụng hẳn.

Kết hợp kem đánh răng và giấm táo có thể loại bỏ mụn cóc

Cách trị mụn cóc bằng kem đánh răng và giấm táo rất đơn giản:

- Trộn nước lọc và giấm táo với tỷ lệ 1:2.

- Trộn thêm kem đánh răng vào để thu được hỗn hợp sền sệt.

- Dùng bông thấm hỗn hợp trên và đắp lên mụn cóc sau đó băng kín lại.

- Sau 3 - 4 tháo băng ra, dùng nước rửa sạch.

Nên làm đi làm lại cách trên 3 ngày/lần để mụn cóc sớm bị loại bỏ.

2.2.2. Kết hợp kem đánh răng với tỏi

Tỏi là gia vị sẵn có trong gian bếp của mỗi gia đình nhưng ít ai biết rằng gia vị này rất hiệu quả đối với loại bỏ mụn cóc. Thành phần kháng virus, kháng khuẩn là Allicin trong củ tỏi kết hợp với kem đánh răng chính là yếu tố giúp mụn cóc sớm bị loại bỏ.

Để trị mụn cóc bằng kem đánh răng và tỏi, hãy:

- Bóc sạch vài nhánh tỏi rồi giã nhuyễn.

- Đem tỏi đã được giã nhuyễn trộn với kem đánh răng với tỷ lệ 1:1.

- Đắp hỗn hợp này lên mụn cóc sau đó bịt kín vài giờ rồi mở ra rửa sạch.

Kiên trì như vậy trong khoảng 4 tuần mụn cóc sẽ bong tróc tự nhiên và biến mất mà không gây nên đau rát.

2.2.3. Kết hợp kem đánh răng với nước lá tía tô

Trong Đông y, mụn cóc là dược liệu có tính ấm, vị cay, đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Đặc biệt, thành phần Limonene và Perillaldehyde trong lá tía tô có khả năng loại bỏ mụn cóc trên da rất hiệu quả. Chính những lý do này khiến nhiều người lựa chọn kết hợp tía tô và kem đánh răng để trị mụn cóc.

Trị mụn cóc bằng kem đánh răng và lá tía tô được nhiều người áp dụng vì nguyên liệu dễ tìm và chi phí thấp

Cách trị mụn cóc bằng kem đánh răng và lá tía tô đơn giản gồm các bước:

- Lấy một nắm lá tía tô đem rửa sạch, giã thật nhuyễn và vắt lấy phần nước cốt.

- Đem trộn phần nước cốt này với 1 thìa cà phê kem đánh răng.

- Dùng hỗn hợp vừa chuẩn bị được thoa lên trên nốt mụn cóc sau đó băng lại, để qua đêm, rửa sạch vào sáng hôm sau.

Đây là cách khiến cho mụn cóc khô dần và tự rụng đồng thời ngăn chặn được nguy cơ mụn lây lan sang các vùng da khác.

2.2.4. Kết hợp kem đánh răng và vỏ cam

Kết hợp vỏ cam và kem đánh răng cũng là cách trị mụn cóc được nhiều người áp dụng vì vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có vừa rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần cắt lấy phần vỏ cam thành các lát vừa cầm sau đó thoa đều kem đánh răng lên bề mặt vỏ cam rồi chà xát khắp mụn cóc.

Nếu duy trì được cách này hàng ngày và làm đều đặn vài tuần thì mụn cóc sẽ khô dần và rụng hoàn toàn.

2.3. Lưu ý khi trị mụn cóc bằng kem đánh răng

Tuy rằng trị mụn cóc bằng kem đánh răng được nhiều người truyền tai nhau để thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu y khoa nào công nhận hiệu quả thực tế của phương pháp này và cũng không có báo cáo nào ghi nhận về tác dụng phụ có thể gặp phải.

Do đó, nếu chọn trị mụn cóc bằng kem đánh răng thì nên lưu ý:

- Trước khi bôi kem đánh răng lên mụn cóc hãy bôi thử lên da cổ tay để test phản ứng kích ứng da.

- Sau khi bôi kem đánh răng lên trên mụn cóc thì cần băng cố định để che kín và lưu lại qua đêm đến sáng ngày hôm sau mới tháo ra và rửa sạch.

- Nên lặp đi lặp lại quy trình trị mụn cóc bằng kem đánh răng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả.

Có rất nhiều trường hợp mụn cóc tự biến mất mà không cần áp dụng bất cứ phương pháp chữa trị nào nhưng cũng có những mụn cóc ngày càng to về kích thước, nhất là mụn cóc ở chân sẽ gây nhiều bất tiện khi di chuyển. Nếu muốn loại bỏ mụn cóc nhanh chóng và an toàn, thay vì trị mụn cóc bằng kem đánh răng thì nên đến  khám bác sĩ da liễu để được tư vấn hướng điều trị tốt hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ