Tin tức
Ngộ độc nước - Bạn biết gì về hội chứng kỳ lạ này
- 09/12/2020 | Tìm hiểu ý nghĩa của 10 chỉ số xét nghiệm nước tiểu
- 24/04/2020 | Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm bạn không nên bỏ qua
- 18/03/2021 | Giải đáp thắc mắc: Bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không?
- 11/12/2020 | Trẻ bị bỏng nước sôi: các mức độ và cách xử lý đúng
1. Khái niệm về ngộ độc nước
1.1. Hiểu lầm về ngộ độc hoặc nhiễm độc nước
Hội chứng ngộ độc nước có thể khiến nhiều người hiểu lầm rằng chúng ta bị tình trạng này khi uống phải nguồn nước không sạch, nước bị nhiễm kim loại,… Trên thực tế thì tốc độ phát triển và đô thị hóa ngày càng tăng nhanh thì vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường bị nhiễm độc đang là tình trạng được nhiều người trên thế giới quan tâm và đặt nhiều cảnh báo.
Bạn biết gì về hội chứng ngộ độc nước
Môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố tác động. Thì đó cũng có thể là một trong những lý do vô cùng có lý đối với những người không có chuyên môn về y khoa. Tất nhiên việc môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể chúng ta. Và về lâu dài chúng ta có bị gia tăng mắc những bệnh như ung thư, thận, gan,…
Vậy để có thể hiểu đúng vì sao chúng ta có thể bị hội chứng nhiễm độc khi uống nước. Trước hết hãy nắm bắt được khái niệm sơ khai về nó.
1.2. Khái niệm ngộ độc nước
Ngộ độc nước hay có thể gọi là hội chứng khi bị nhiễm độc nước. Là sự gây xáo trộn về chức năng của não khi natri trong máu bị hạ. Là hiện tượng xảy ra khi mà sự cân bằng điện giải trong cơ thể chúng ta bị mất do tăng quá cao hydrat. Tất nhiên hiện tượng này có thể dẫn đến việc chúng ta có thể bị tử vong.
2. Triệu chứng có thể gặp phải khi bị ngộ độc nước
Khi cơ thể bị nhiễm độc nước chúng ta sẽ thường gặp những biểu hiện, triệu chứng sau đây như: đau đầu, có cảm giác buồn nôn, cơ thể bị yếu, mất sức, dễ bị chuột rút, huyết áp tăng, có thể bị chướng bụng,…
Những triệu chứng khi bị ngộ độc nước
3. Những nguyên nhân phổ biến
3.1. Tại sao chúng ta có thể bị ngộ độc khi uống nước?
Nguyên nhân nào có thể dẫn tới bị ngộ độc nước khi mà chúng ta vẫn luôn được nói rằng cơ thể chiếm tỷ lệ 70% là nước. Nước là nguồn sống và có một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta trong việc đưa các dưỡng chất đi nuôi dưỡng khắp toàn bộ cơ thể.
Hạ natri trong máu - Mất cân bằng điện giải nguyên nhân dẫn tới bị ngộ độc nước
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng ngộ độc do nước sẽ xảy ra nếu uống nhiều hơn 5 lít nước trong một khoảng thời gian ngắn trong một ngày. Vì thực tế cho thấy một người bình thường trong một khoảng thời gian ngắn, liên tục không thể uống được một lúc 5 lít nước.
3.2. Nguyên nhân dẫn tới có thể bị ngộ độc khi uống nước
Theo thống kê cho thấy những người bị hội chứng này thường gặp ở trường hợp uống quá nhiều nước đột ngột như khi vừa vận động mạnh xong, chơi các game về thi uống nước, uống nhiều nước liên tục không kiểm soát do khát,…
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Những người bị rối loạn tâm thần, không kiểm soát làm chủ được bản thân. Uống nhiều nước liên tục trong tình trạng vô thức. Như vậy dễ để cơ thể rơi vào tình trạng ngộ độc nước mà bản thân không hề hay biết.
Người đang điều trị một loại bệnh khác, có sử dụng những loại thuốc kê đơn có tác dụng phụ là tích nước trong cơ thể. Lúc này cơ thể có thể gặp tình trạng bị ngộ độc nước.
Người sử dụng thường xuyên chất kích thích cấm như thuốc lắc, đập đá, cỏ,… Những chất này dễ làm cơ thể ra mồ hôi nhiều, cơ thể bị mất nước nên cần bổ sung. Từ đó sẽ chỉ thị cho não bộ phải hành động uống nước. Việc uống nhiều nước nhiều và đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng này.
Cho trẻ uống quá nhiều nước so với trọng lượng cơ thể có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh
4. Cách điều trị
4.1. Điều trị tại nhà có được không?
Tùy từng tình trạng, biểu hiện khi bị nhiễm độc nước, chúng ta có thể sơ cứu tại nhà. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không tự chẩn đoán bệnh, cũng như tự chữa tại nhà. Nếu sự suy đoán của bạn là sai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng
Không nên tự chẩn đoán, chữa bệnh tại nhà - Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất
Khi đang uống nhiều nước, cảm thấy cơ thể buồn nôn, chóng mặt thì hãy ngưng và giảm lại lượng nước đang uống, uống từ từ, từng chút một. Nếu vẫn không thấy đỡ các bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán.
4.2. Phác đồ điều trị ngộ độc nước
Như đã nói ở trên việc bị ngộ độc do nước là sự mất cân bằng điện giải trong nước vào cơ thể. Để giảm bớt được điều này thì chúng ta phải thải bớt lượng nước trong cơ thể.
Lúc này các bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng thuốc lợi tiểu để có thể đào thải bớt lượng nước thừa trong cơ thể, giúp cân bằng lại. Hoặc các loại thuốc kê đơn làm tăng sự bài tiết của cơ thể.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp bị ngộ độc nước nặng hơn là khi chỉ số natri trong máu bị hạ quá thấp. Khi đó người bệnh cần phải được bổ sung kịp thời natri
5. Cách phòng ngừa ngộ độc nước như thế nào
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là lượng nước trong cơ thể quá nhiều dẫn đến mất cân bằng điện giải, làm hạ natri. Để phòng ngừa chúng ta nên uống một lượng nước vừa phải từ 1.5 - 2 lít nước/ngày. Những người có hệ bài tiết tốt có thể nạp được trung bình 3 lít/ ngày.
Cách phòng ngừa ngộ độc nước như thế nào
Không uống liên tục một lượng nước lớn. Hãy chia nhỏ lượng nước cần nạp trong một ngày thành nhiều lần uống.
Tập luyện thể thao thường xuyên giúp các tuyến mồ hôi đào thải hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý khi tập thể thao cơ thể bạn sẽ mệt, mất nước và khát nước. Do đó, khi tập luyện thể thao các bạn không nên uống nhiều nước, chỉ nên nhấp môi những ngụm nhỏ để bớt khát.
Khi tập luyện thể thao không nên uống quá nhiều nước
Hội chứng này không phải quá mới mẻ, chỉ là chúng ta chưa từng để tâm là cơ thể chúng ta có thể bị ngộ độc nước. Vậy nên đây vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Hy vọng bài viết đã đem tới cho các bạn những kiến thức thường thức, dễ hiểu nhất để có thể hiểu thêm về hội chứng này, mà nó rất dễ gặp phải trong đời sống mà chúng ta không hề biết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!