Tin tức

Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm bạn không nên bỏ qua

Ngày 24/04/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ thường gây mệt mỏi, ở mức độ nặng có thể dẫn tới tử vong. Chính vì thế, mỗi chúng ta nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về cách sơ cứu khi bị ngộ độc.

1. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hay nhiễm độc, thức ăn bị ôi thiu,… có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc thực phẩm. Các chuyên gia cho biết, tình trạng ngộ độc có thể xảy ra sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể là 1 đến 2 ngày sau khi tiêu thụ thực phẩm.  

Theo thống kê, Tết là thời điểm nhiều người bị ngộ độc thực phẩm

Theo thống kê, Tết là thời điểm nhiều người bị ngộ độc thực phẩm

1.1. Những biểu hiện bạn nên nghĩ ngay đến tình trạng ngộ độc do thực phẩm gây ra 

  • Biểu hiện khác thường ngay sau khi tiêu thụ một loại thực phẩm nào đó

  • 2 người hoặc nhiều hơn 2 người có biểu hiện giống nhau sau khi cùng ăn một loại thực phẩm. Đồng thời những người không ăn loại thực phẩm đó, không có triệu chứng bất thường. 

  • Triệu chứng đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là đau bụng dữ dội, nôn mửa và tiêu chảy.

  • Kiểm tra loại thực phẩm mà nạn nhân vừa ăn có những đặc điểm đáng nghi ngờ như có mùi lạ, ôi thiu, thậm chí xuất hiện giun sán. 

1.2. Triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra

Tùy vào những nguyên nhân gây ra, triệu chứng cụ thể của mỗi trường hợp có thể khác nhau: 

- Trường hợp ngộ độc do vi sinh vật

Vi sinh vật gồm vi khuẩn và các loại virus hoặc những độc tố do các loại vi sinh vật gây ra cũng được cho là nguyên nhân gây ngộ độc. Nếu là do nguyên nhân này, người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có những biểu hiện nổi bật: đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, khô môi, khát nước, sốt và liên tục vã mồ hôi. 

- Trường hợp ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất

Nếu ngộ độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm hóa chất, xác định không có chất độc tự nhiên, bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu khá phức tạp. Ngoài những bất thường ở hệ tiêu hóa (như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), người bệnh sẽ có thể bị đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, trụy mạch,…

- Trường hợp ngộ độc do thực phẩm vốn đã có độc tố

Một số thực phẩm trong tự nhiên như sắn, cá nóc, cóc, măng,… vốn được biết đến là các loại thực phẩm có sẵn độc tố. Khi ăn phải, người bệnh sẽ xuất hiện ngay những triệu chứng bất thường. 

Người bị ngộ độc có biểu hiện đau bụng dữ dội.

 

Người bị ngộ độc có biểu hiện đau bụng dữ dội.

2. Ngộ độc thực phẩm có nguy hiểm không?

Tình trạng ngộ độc nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Cụ thể:

  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh sẽ nhìn mờ, nói khó, thậm chí nói ngọng, tê liệt cơ và có hiện tượng co giật, đau đầu và chóng mặt. 

  • Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể bị tụt huyết áp, khó thở và loạn nhịp tim, đau ngực.

  • Đường tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng như lẫn máu và chất nhầy trong phân, đau bụng dữ dội, bên cạnh đó, đau cổ, đau họng.

  • Giảm sức đề kháng của cơ thể: Ngộ độc thực phẩm có thể khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, những trường hợp như trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải dùng thuốc gây ức chế miễn dịch, người mắc bệnh gan, dạ dày,… thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng. 

3. Cách sơ cứu cho người bị ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể áp dụng những cách sơ cứu dưới đây:

- Gây nôn: Người bệnh mới uống, ăn phải chất độc và bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa có triệu chứng ngộ độc.

Trong trường hợp, người bệnh không có biểu hiện nôn, cách sơ cứu cần thiết là dùng các biện pháp kích thích để nạn nhân nôn thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể, đặt tay(đã được rửa sạch) vào lưỡi cho người bệnh nhằm kích thích gây nôn. Đây là cách hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể người bệnh. 

Càng nôn được nhiều thực ăn thì càng tốt. Lưu ý: Khi kích thích gây nôn, bạn nên để nạn nhân nằm nghiêng, đồng thời kê cao phần đầu. Cách làm này sẽ giúp chất độc không bị trào ngược vào phổi và hạn chế nguy cơ khiến người bệnh bị sặc, ngạt thở. 

- Uống nước và nghỉ ngơi

Sau khi nôn và đi ngoài nhiều lần, người bệnh thường bị mất nước rất nhiều. Chính vì thế, cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Bạn có thể bù nước bằng cách cho nạn nhân uống nhiều nước gạo rang hoặc nước oresol.

Lưu ý: Nếu sử dụng nước oresol, các bác sĩ khuyến cáo, cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, dùng đúng liều, không pha quá ít hay quá nhiều nước, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng, không đun sôi dung dịch,…

Nếu nhiều người bị cùng một lúc, không nên cho uống chung oresol hoặc nước gạo rang vì có thể khiến tình trạng của những người bị nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn.

- Đưa bệnh nhân đi cấp cứu

Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Sau khi tiến hành những bước sơ cứu, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những nguy hại bất cứ lúc nào. Vì thế, sự hỗ trợ của các nhân viên y tế là hết sức cần thiết. Tuyệt đối không được chủ quan. 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm, bạn nên trang bị để bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong bối cảnh thực phẩm bẩn, thực phẩm bị nhiễm độc đang có diễn biến phức tạp. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy bạn có thể lựa chọn khi gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Bệnh viện đã có 24 năm gây dựng và phát triển. Hiện tại, MEDLATEC đã có nhiều chi nhánh tại thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước. 

Khám, điều trị ngộ độc thực phẩm tại MEDLATEC

Khám, điều trị ngộ độc thực phẩm tại MEDLATEC

Các bác sĩ tại MEDLATEC đều là các chuyên gia đầu ngành và đã có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài. Không chỉ giỏi về chuyên môn, đội ngũ bác sĩ còn luôn tận tâm với người bệnh, coi người bệnh như người thân và chăm sóc hết mình. 

Hệ thống trang thiết bị của bệnh viện đều được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học phát triển bậc nhất thế giới. Chính vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả xét nghiệm trong quá trình chẩn đoán và khám chữa bệnh. 

Mọi thắc mắc về ngộ độc thực phẩm hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bạn sẽ được giải đáp chi tiết qua tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.