Tin tức

Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Ngày 23/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Bị gai cột sống nên làm gì đang là thắc mắc của phần lớn bệnh nhân. Hoạt động không đúng cách có thể làm chúng ta phải đối mặt với tình trạng đau, nhức mỏi hoặc tệ hơn là biến chứng. Bài viết hôm nay bệnh viện MEDLATEC sẽ tư vấn cho các bạn phương pháp tập luyện và ăn uống lý tưởng để cải thiện tình trạng.

1. Bị gai cột sống có nên tập thể dục không?

gai cột sống được biết đến như một trong các biểu hiện của thoái hóa cột sống. Bệnh này khiến các mô sụn trong khớp xương bị khô, mất nước trầm trọng và cuối cùng bị canxi hóa. Canxi tụ lại quanh các khớp này đến một lượng đủ sẽ biến thành các gai xương. Chúng thường xuyên chèn ép lên dây thần kinh hoặc cọ mạnh vào xương, làm bệnh nhân bị đau nhức, di chuyển khó khăn.

Cách khắc phục gai cột sống hiện nay ngoài các phương pháp sử dụng thuốc, vật lý trị liệu thì vận động bằng các bài tập, môn thể thao rất lý tưởng. Hoạt động đúng cách người bệnh sẽ tăng phạm vi chuyển động của các khớp xương, tăng sự dẻo dai, giảm tần suất và cường độ của các cơn đau. Vì lý do này mà câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi bị gai cột sống nên làm gì chính là vận động.

Vậy các bài tập cho người bị gai cột sống là gì, bị gai cột sống có nên đi bộ, tập gym hay yoga gì không? Chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu.

Bị gai cột sống có nên đi bộ không?

Đi bộ được đánh giá là phương pháp vận động an toàn, nhẹ nhàng và hợp lý nhất cho các bệnh nhân bị gai cột sống. Thường thì khung thời gian tiêu chuẩn để thực hiện đi bộ là từ 30 đến 45 phút. Tuy nhiên trong quãng thời gian vận động này bệnh nhân cần lưu ý áp dụng đúng tư thế chuẩn thì vận động mới mang lại hiệu quả.

Đi bộ là hoạt động thể chất đơn giản nhất dành cho người bị gai cột sống

Đi bộ là hoạt động thể chất đơn giản nhất dành cho người bị gai cột sống

Vậy bị gai cột sống nên làm gì để có tư thế đi bộ chuẩn? Tư thế đúng dành cho các bệnh nhân là hai vai thả lỏng, đầu ngẩng cao, tầm mắt nhìn thẳng, đánh tay theo nhịp bước đi. Người bệnh lưu ý không cần áp dụng các kĩ thuật của vận động viên đi bộ mà chỉ cần đi với tốc độ vừa phải, giữ nhịp thở ổn định, nhịp nhàng.

Bị gai cột sống có nên tập yoga không?

Yoga là phương pháp lý tưởng để cải thiện tình trạng đau, mỏi xương khớp, đau các chi, lưng và cổ nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao hơn đi bộ. Kinh nghiệm là bệnh nhân nên đăng ký các khóa học yoga, nhờ huấn luyện viên hướng dẫn các bài tập chuẩn trước rồi mới tự tập tại nhà. Việc tự tập luyện theo các chỉ dẫn trên Internet có thể dẫn đến sai tư thế, hạ thấp hiệu suất của việc tập luyện hoặc tạo tiền đề cho các biến chứng khác.

Các bài tập cơ bản dành cho người bị gai cột sống thường là tư thế cây cầu, tư thế con mèo và tư thế rắn hổ mang. Tuy nhiên nếu người bệnh là người gặp vấn đề với xương cụt hoặc xương thắt lưng thì nên hạn chế các động tác mạnh như chống đẩy, vặn người, cúi gập hoặc xoay eo.

Bài tập yoga dành cho bệnh nhân gai cột sống nên hạn chế các động tác xoay, cúi hoặc gập người

Bài tập yoga dành cho bệnh nhân gai cột sống nên hạn chế các động tác xoay, cúi hoặc gập người

Bị gai cột sống có nên tập gym không?

Với câu hỏi bị gai cột sống nên làm gì thì câu trả lời hoàn toàn có thể là tập gym. Trước đây có nhiều quan niệm sai lầm rằng tập gym có thể gây ra các biến chứng trầm trọng hơn cho bệnh nhân gai cột sống. Ngày nay các chuyên gia đầu ngành về xương khớp đã chỉ ra rằng tập gym có hiệu quả cải thiện bệnh lý này rất tốt.

Thực tế thì người bị gai cột sống không thể thực hiện tất cả các động tác gym cũng như tập theo cường độ của người bình thường được. Người bệnh nên thực hiện tập luyện theo chế độ riêng mà bác sĩ hoặc huấn luyện viên đề xuất. Thường thì các bài tập này có cường độ khá nhẹ, tương tự như các động tác khởi động và làm nóng cơ. Hai nhóm động tác chính phù hợp cho người bệnh bao gồm Squat và Hyperextension.

Tập gym cũng rất có lợi cho bệnh nhân gai cột sống nếu bạn tập đúng cách

Tập gym cũng rất có lợi cho bệnh nhân gai cột sống nếu bạn tập đúng cách

2. Bị gai cột sống nên làm gì - xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bệnh nhân bị gai cột sống cũng cần được quan tâm, chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng cho cơ thể. Đây là điều kiện cơ bản nhất để người bệnh giữ được cơ thể khỏe mạnh và nhanh nhạy.

Các nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho người bị gai cột sống bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu canxi: Vì canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo thành xương nên chúng sẽ là các dưỡng chất quan trọng hỗ trợ phục hồi các tổn thương xương đang phải chịu. Các nghiên cứu cũng chỉ ra gai xương sẽ bị ức chế thời gian tái tạo nếu chúng ta bổ sung canxi cho hệ xương chắc khỏe. Các món ăn giàu canxi gồm sữa, hải sản, đậu nành,...

  • Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin D: Vitamin D có tác dụng hỗ trợ tăng cường hấp thụ canxi nên cũng là dưỡng chất quan trọng đối với bệnh nhân gai cột sống. Bị gai cột sống nên làm gì? Chúng ta nên bổ sung các thực phẩm như cá, sò, đậu nành, nấm, trứng,...

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ chống lại phần lớn các gốc tự do gây viêm khớp, hỗ trợ giảm đau, giảm sưng tại các khu vực xương bị gai.

  • Nhóm thực phẩm chứa Omega 3: Đây cũng là một thành phần quan trong cấu tạo khớp xương. Nếu là bệnh nhân đang bị gai đốt sống, chúng ta nên sử dụng các món chế biến từ cá trích, cá mòi, cá thu trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Các loại cá giàu Omega 3 rất có ích cho quá trình phục hồi của bệnh nhân gai cột sống

Các loại cá giàu Omega 3 rất có ích cho quá trình phục hồi của bệnh nhân gai cột sống

3. Gai cột sống kiêng gì?

Các bệnh nhân bị gai cột sống nên thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu có thể gây tổn thương cho xương hoặc các khớp sụn. Các hoạt động này có thể kể đến như nằm hoặc ngồi quá lâu, thường xuyên nằm sấp khi ngủ, thường xuyên cúi đầu, gù lưng khi sử dụng thiết bị điện tử,... Các tư thế ngồi sai hoặc nằm sai có thể gia tăng áp lực cho vùng xương gần đó khiến xương bị tổn thương và tiếp tục có nguy cơ sinh các gai mới.

Nếu bệnh nhân đang là người có cường độ hoạt động thể thao, vận động lớn thì cũng nên cân bằng lại. Tốt nhất chúng ta không nên luyện tập quá 3 giờ đồng hồ mỗi ngày. Nếu bắt buộc phải luyện tập thì nên giãn cách, có khoảng nghỉ ngơi giữa các lúc tập luyện và có tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài vấn đề luyện tập thì các nhóm thực phẩm đã qua chế biến, có sử dụng nhiều chất phụ gia cũng cần phải được kiêng kĩ càng. Khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân cần giảm chất đạm, chất béo và các loại thịt đỏ. Axit uric máu sinh ra từ chất đạm sẽ có hại trực tiếp cho xương.

Trên đây là các tư vấn sơ lược về vấn đề bị gai cột sống nên làm gì. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã giải đáp được thắc mắc bị gai cột sống có nên tập thể dục không và cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để xây dựng được chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý nhất cho bản thân. Nếu độc giả còn thắc mắc hoặc yêu cầu hỗ trợ y tế liên quan đến vấn đề này xin gửi về MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ