Tin tức

Người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần? Nên uống thuốc tẩy giun nào?

Ngày 10/09/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể bị nhiễm giun với nhiều biến chứng như tắc ruột, thủng ruột, suy tim, suy dinh dưỡng,... Thai phụ nhiễm giun sán khi mang thai khiến trẻ có nguy cơ sinh non và suy dinh dưỡng bào thai. Vậy người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Người lớn dễ mắc những loại giun sán nào?

Trong các lứa tuổi, trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ lây nhiễm giun sán cao nhất, nhưng đối tượng người lớn cũng không loại trừ khả năng nhiễm giun sán. Do khi mới ký sinh vào cơ thể, chúng thường lặng im và không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào nên dễ dàng bị bỏ qua. Dưới đây là những loại giun sán người lớn dễ mắc nhất:

  • Giun đũa: có cơ thể lớn so với những loại giun khác và có hình dáng thon dài. Chúng dài khoảng 35cm, có cơ thể dạng ống tròn. Bình thường giun có màu trắng, sau khi hút máu cơ thể chuyển sang hồng. 
  • Giun móc: sinh sống ở tá tràng, cơ thể giun móc có 2 cặp răng giống như chiếc móc giúp chúng bám ruột để hút máu. Càng ăn nhiều máu vật chủ, màu sắc giun móc càng hồng.
  • Giun tóc: có màu phớt hồng hoặc trắng sữa, một đầu dài và nhỏ như ngọn tóc, chúng hút máu trong ruột người để sống. Giun cái dài từ 3 đến 5cm, trong khi giun đực dài từ 3 đến 3,5cm.
  • Giun kim: có đầu to hơn thân, trên cơ thể có các khía. Giun kim đực có kích thước từ 0,2 đến 0,5cm với đuôi uốn cong mang gai sinh dục, trong khi giun kim cái có kích thước lớn hơn, từ 0,9 đến 1,2cm với đuôi nhọn chứa trứng.
  • Sán dây: lây nhiễm vào vật chủ khi uống nước nhiễm trứng hoặc sán. Cơ thể sán dây dài hàng mét, chia thành nhiều đốt nhỏ. Chúng có thể ở trong ruột người 30 năm đến khi bị phát hiện.
  • Sán máng: chủ yếu sống trong hệ tuần hoàn và hút máu người để sống. Chúng có hình dạng như chiếc đĩa và ký sinh trong cơ thể ốc sên. Loại sán này có thể đi qua da vào thẳng máu rồi di chuyển khắp cơ thể người gây ra nhiều tổn thương.

Cơ thể sán dây dài hàng mét, chia thành nhiều đốt nhỏ. Chúng có thể ở trong ruột người 30 năm đến khi bị phát hiện.

Cơ thể sán dây dài hàng mét, chia thành nhiều đốt nhỏ. Chúng có thể ở trong ruột người 30 năm đến khi bị phát hiện.

2. Những tác hại khi mắc giun sán nặng

Khi mắc giun sán với số lượng lớn và kéo dài, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Giun bò vào phổi gây ho dai dẳng, ho ra máu.
  • Giun sinh sống chủ yếu trong ruột gây viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, thậm chí là thủng ruột.
  • Giun ký sinh trong túi mật làm viêm đường mật, tắc mật và có nguy cơ dẫn đến ung thư đường mật.
  • Giun ký sinh vào mắt làm giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa.
  • Giun đào hầm dưới da tạo thành các ổ viêm nhiễm, các khối u.
  • Vì thức ăn chính của giun là máu và các chất dinh dưỡng, giun ăn hồng cầu gây bệnh thiếu máu, hạ protein máu.
  • Với phụ nữ đang trong quá trình mang thai, giun sán có thể ăn một lượng lớn hồng cầu và chất dinh dưỡng, làm thai nhi phát triển chậm và tăng nguy cơ sảy thai.

Phụ nữ có thai nhiễm giun nặng còn có nguy cơ sảy thai do thiếu máu, thiếu chất.

Phụ nữ có thai nhiễm giun nặng còn có nguy cơ sảy thai do thiếu máu, thiếu chất. 

3. Những dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn

Trước khi tìm hiểu người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu giun sán đã ký sinh trong cơ thể, bao gồm:

  • Đau bụng liên tục: Vì môi trường sống chủ yếu của giun sán là ở hệ tiêu hóa, nhất là ruột non, đại tràng. Khi giun hút máu, chúng gây ra các vết thương ở niêm mạc ruột gây ra những cơn đau bụng quặn thắt.
  • Những vấn đề ở hệ tiêu hóa: Các chất độc giun tiết ra làm chống đông máu, gây những vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cơ thể gầy gò, ăn uống khó hấp thu: Dù ăn uống lành mạnh và đủ chất, cơ thể vẫn khó tăng cân và hấp thụ dinh dưỡng thiết yếu do thức ăn chính của giun là máu và chất dinh dưỡng cơ thể vật chủ ăn.
  • Da mẩn ngứa, viêm da cơ địa: Các triệu chứng này thường xuất hiện ở người nhiễm giun sán do chúng làm kích thích hệ miễn dịch, làm tăng lượng bạch cầu trong máu với biểu hiện ngứa dữ dội trên da.
  • Ngứa hậu môn: Giun kim cái thường bò ra hậu môn để đẻ trứng gây ra ngứa ngáy khu vực này. Ngoài ra còn có thể thấy những sợi trắng chuyển động quanh hậu môn.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó tập trung: Chất độc do giun tiết ra tác động lên hệ thần kinh gây ra tình trạng cơ thể uể oải, khó tập trung cao độ.
  • Đau khớp và mô mềm: Dù đang nghỉ ngơi không vận động mạnh, bạn vẫn cảm thấy đau nhức các cơ và khớp thì có thể suy nghĩ ngay đến việc nhiễm giun sán. Rất có thể ấu trùng giun sán đang di chuyển trong các cơ quan này. Điều này cũng gây cảm giác có sinh vật di chuyển dưới da và các vết đỏ ngoằn ngoèo trên da.

4. Người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần? Nên uống thuốc tẩy giun nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bên cạnh những biện pháp phòng tránh lây nhiễm giun sán, cần tẩy giun dự phòng 6 tháng đến 12 tháng một lần, nhất là những vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán cao. 

Dưới đây là khuyến nghị tần suất tẩy giun ở người lớn (Theo WHO):

Phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi sinh sản và đang không mang thai:

  • Tẩy giun với tần suất 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm ở nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán ở độ tuổi này hơn 20%.
  • Tẩy giun với tần suất 2 lần/năm ở những nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán ở độ tuổi này lớn hơn 50%.
  • Tẩy giun với liều được khuyến cáo là: Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần.

Phụ nữ đang mang thai

  • Khuyến nghị tẩy giun 1 lần cho phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi ở nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán > 20% hoặc những nơi phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu > 20%.
  • Liều khuyên dùng là liều duy nhất Albendazole 400mg hoặc Mebedazole 500mg.

Các đối tượng khác:

  • Tẩy giun với tần suất 1 lần/năm hoặc 2 lần/năm.
  • Tẩy giun với liều được khuyến cáo là: Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần.

Người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như nguy cơ bị lây nhiễm giun ở nơi sinh sống.

Người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như nguy cơ bị lây nhiễm giun ở nơi sinh sống.

Chống chỉ định khi tẩy giun:

  • Sốt trên 38,5 độ C hoặc mắc các bệnh cấp tính khác.
  • Người từng dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, người đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết người lớn nên tẩy giun bao lâu 1 lần lần. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, hoàn toàn không thay thế cho tư vấn y khoa. Khi nghi ngờ mắc giun sán, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định loại giun sán cụ thể.

Để đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến số hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất, hoặc đặt lịch nhanh chóng thông qua ứng dụng My Medlatec.


Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.