Tin tức
Người mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ có biểu hiện thế nào?
- 04/09/2020 | Trầm cảm là bệnh gì? Chữa bệnh trầm cảm được không?
- 25/09/2020 | Cảnh báo hậu quả có thể xảy đến và dấu hiệu của bệnh trầm cảm
- 20/06/2020 | Giải mã nguyên nhân gây trầm cảm và cách cải thiện hiệu quả
1. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm theo tiếng anh được viết là Depression - một trong những căn bệnh rối loạn tâm thần kinh thường gặp. Khi mắc, người bệnh thường có tâm trạng buồn rầu, mệt mỏi, cảm thấy cuộc sống bế tắc, không có động lực, hay khóc, hứng thú trong tất cả những công việc yêu thích trước đây đều bị giảm sút, thậm chí là không thích, không muốn làm gì, không tâm sự với bất cứ ai.
Căn bệnh này gây nên ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động, cảm giác hay ứng xử của người mắc, dẫn tới nhiều ảnh hưởng cũng như khó khăn trong mọi vấn đề về thể chất, tinh thần người bệnh.
Thường xuyên buồn bã có thể là dấu hiệu của trầm cảm
Theo nghiên cứu, có đến 80% dân số sẽ mắc phải triệu chứng trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời điều này cho thấy đây là một căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên chỉ có rất ít người mới nhận ra mình đang mắc chứng bệnh này. Căn bệnh này không phân biệt giới tính, lứa tuổi và có thể gây ảnh hưởng tới bất kỳ ai, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở nữ hơn nam giới, đặc biệt ở những người ly thân, thất nghiệp.
Nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời trầm cảm có thể gây nên nhiều hành động nguy hiểm trong sinh hoạt và cuộc sống. Bệnh nhân trầm cảm ở mức độ nhẹ cần được gia đình đặc biệt quan tâm, động viên, chăm sóc kết hợp cùng sự tư vấn, phác đồ điều trị của bác sĩ để hỗ trợ tối đa khắc phục tình trạng bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
2. Trầm cảm ở mức độ nhẹ có biểu hiện ra sao?
Khi mắc trầm cảm ở mức độ nhẹ bạn không nên chủ quan, cần tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. bệnh trầm cảm mức độ nhẹ tức là giai đoạn mới chớm mắc bệnh, cho nên sẽ không có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm nói chung. Do đó, để bác sĩ có thể chẩn đoán có mắc bệnh trầm cảm hay không, người bệnh phải có ít nhất một trong hai triệu chứng dưới đây:
- Người luôn luôn có tâm trạng buồn bã, ủ dột, mỏi mệt, không bao giờ cười, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
- Người không có bất cứ động lực nào trong cuộc sống, giảm hứng thú trong mọi việc thậm chí không có hứng thú với bất kỳ công việc nào, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Người mắc trầm cảm có thể hay ngồi khóc một mình
Ngoài các triệu chứng chính được nêu ở bên trên thì người bị trầm cảm mức độ nhẹ thường gặp 2/7 triệu chứng khác liên quan, đó là:
- Giấc ngủ rối loạn, ngủ không ngon giấc, ngủ chập chờn hoặc thường xuyên mơ thấy ác mộng trong khi ngủ.
- Thay đổi khẩu vị bất thường.
- Cơ thể thường xuyên mỏi mệt.
- Dễ bị kích động bởi nhiều yếu tố xung quanh, người chuyển động chậm chạp.
- Không thể giải quyết các vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày hoặc gặp khó khăn trong việc tập trung,...
- Luôn tự vấn bản thân, có cảm giác thất vọng về chính mình và cảm thấy bản thân luôn có lỗi.
- Người luôn có suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.
Theo các chuyên gia tâm lý học, người mắc bệnh trầm cảm nhẹ, nếu kiên trì chữa bệnh theo thời gian có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc và các dấu hiệu mắc bệnh sẽ có xu hướng lắng xuống.
Người bệnh cần kiên trì điều trị, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
3. Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh trầm cảm nhẹ
Cũng giống như muôn vàn căn bệnh tâm lý khác, bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng bệnh thường do 3 nhóm nguyên nhân điển hình sau:
Do sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý hay còn gọi là stress chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trầm cảm. Sang chấn tâm lý có thể do cú sốc chia tay với mối tình đầu đời, vừa bị sa thải khi làm công việc yêu thích,... hay bởi nhiều yếu tố nguy cơ khác tựu chung lại là sốc tâm lý, mâu thuẫn gia đình, đồng nghiệp hoặc cảm thấy quá căng thẳng trong công việc hoặc trong cuộc sống.
Nếu là học sinh, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc con cái, vừa là mẹ vừa là bạn, khuyên dạy con không chỉ những bài học ở trường mà còn hướng con tới muôn hình vạn trạng thực tế cuộc sống để con không bị “bỡ ngỡ” khi mới bước vào đời.
Do sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích
Các chất gây nghiện phổ biến được biết tới như rượu, bia, thuốc lá hay ma túy,... đều có một đặc điểm chung đó là gây kích thích, hưng phấn và sảng khoái thần kinh tạm thời, trong một thời điểm nhất định. Hệ lụy của việc sử dụng các chất kích thích này chính là khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng lớn, lâu dần sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, trí lực giảm sút thậm chí gây ức chế trong cuộc sống hàng ngày.
Do bệnh thực thể ở não
Những người do tai nạn hoặc do chấn thương viêm màng não, mắc bệnh u não,... đều có nguy cơ bị trầm cảm do cấu trúc ở não bị tổn thương, người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu rối loạn về tâm trạng, khả năng chịu đựng áp lực kém, khi gặp những chuyện nhỏ căng thẳng cần xử lý sẽ không thể bình tĩnh làm mà có thể bị rối loạn cảm xúc.
Ngoài việc suy nghĩ, hành động bất thường, tâm trạng buồn bã thì trầm cảm còn gây ra nhiều nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người, cũng là yếu tố nguy cơ khiến cho các bệnh lý khác như dạ dày, tim mạch, huyết áp ngày một tiến triển hơn.
Hãy gặp bác sĩ tâm lý khi bạn cảm thấy mình có dấu hiệu của trầm cảm
Nếu bạn cảm thấy bản thân mình có những bất ổn, điều nên làm trước hết là gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn, không nên chủ quan khi biết mình mắc bệnh chỉ ở mức độ nhẹ. Hãy bỏ qua tâm lý ngại ngùng khi tới bệnh viện khám bệnh bởi sự ngại ngùng sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bạn ngày một nặng hơn, cơ thể ngày càng tồi tệ đi, tâm trạng luôn luôn buồn bã.
Hãy vì cuộc sống, hạnh phúc của chính bản thân mình và những người xung quanh bạn cần có sự giúp đỡ từ bác sĩ, từ những người xung quanh hay người thân trong gia đình. Vì hạnh phúc là sự sẻ chia, hãy lan tỏa yêu thương, sẻ chia tới những người xung quanh mình để cuộc sống được ý nghĩa hơn!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!