Tin tức
Người mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
- 06/01/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày qua từng giai đoạn
- 05/02/2021 | Ung thư dạ dày và những điều chưa biết về chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori
- 11/11/2020 | Trên 70% dân số Việt Nam bị HP - Chuyên gia chỉ cách tránh mắc ung thư dạ dày
1. Một số kiến thức tổng quát về ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh khởi nguồn từ các tế bào cấu tạo nên dạ dày. Các tế bào này không phát triển hoàn thiện hoặc có cấu tạo lỗi và đột nhiên tăng sinh mất kiểm soát. Chúng xâm lấn các mô lân cận và làm tổn thương, rối loạn chức năng sinh lý của dạ dày. Đồng thời, các tế bào này có thể thông qua hệ bạch huyết di căn và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.
Khối u ác tính ở dạ dày bắt nguồn từ những tế bào tăng sinh mất kiểm soát
Các giai đoạn bệnh
Cho nên, ung thư dạ dày chính là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao cùng những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của người bệnh mà còn làm thiệt hại lớn về kinh tế. Tiến triển của bệnh trải qua các giai đoạn như sau:
-
Giai đoạn 0: các tế bào ung thư trong những ngày đầu tiên xuất hiện sẽ phát triển ở ngay tại niêm mạc trong lòng dạ dày, vẫn chưa có sự thâm nhập sâu. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh cũng chưa có biểu hiện rõ rệt.
-
Giai đoạn 1: lớp cơ thành mạch của dạ dày bị xâm lấn hoặc không, di căn hạch có khả năng xảy ra tùy theo số lượng tế bào ung thư phát triển, nhưng chưa có di căn xa.
-
Giai đoạn 2: các tế bào đã phát triển thành khối u lớn, thâm nhập sâu qua lớp cơ dạ dày, đồng thời di căn đến hạch bạch huyết nhưng chưa có di căn xa đến các cơ quan khác.
-
Giai đoạn 3: khối u tiếp tục phát triển phát triển với kích thước lớn hơn, nhiều vị trí hạch trên cơ thể có biểu hiện sưng.
-
Giai đoạn 4: tình trạng bệnh trong thời điểm này đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng, dẫn đến việc hình thành các khối u tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể như ruột, gan, phổi,... do hậu quả của việc tế bào ung thư di căn.
Các thể bệnh
Ung thư dạ dày còn có nhiều phân loại khác nhau, dựa theo cấu tạo và dạng tổn thương của khối u:
-
Ung thư tuyến dạ dày.
-
Lymphoma dạ dày.
-
Các dạng khác: ung thư tế bào vảy, u mô đệm, u carcinoid,… tuy nhiên chúng rất hiếm gặp.
2. Vậy ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Việc tiên lượng bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như:
-
Độ tuổi, khả năng đáp ứng điều trị: tuổi càng cao, sức đề kháng càng kém, đáp ứng điều trị giảm.
-
Thể bệnh: khối u thể thâm nhiễm, chồi sùi có tiên lượng xấu hơn các thể còn lại.
-
Giai đoạn bệnh: Phát hiện ở giai đoạn càng muộn càng khó điều trị.
-
Vị trí tổn thương: nếu khối u phát triển tại vị trí khoảng 1/3 trên của dạ dày, các biểu hiện và tiến triển của bệnh sẽ nặng nề hơn.
-
Độ xâm nhập: các tế bào càng thâm nhập sâu vào dạ dày thì tình trạng sẽ càng nặng. Nếu tổn thương xâm nhập đến thanh mạc, hoặc đi qua lớp thanh mạc tỷ lệ tử vong có thể lên đến 82%.
-
Về mô bệnh học: khối u kém biệt hóa tiên lượng bệnh sẽ không tốt, còn với trường hợp lympho xâm nhiễm bệnh nhân sẽ có cơ hội sống cao hơn.
-
Di căn hạch: nếu không có tổn thương hạch, tỷ lệ tử vong sẽ được giảm đi. Với trường hợp hạch bị xâm lấn, nhất là các hạch ở vị trí xa, tiên lượng của người bệnh càng xấu đi.
-
Người mắc nhiều bệnh lý nền thì tiên lượng bệnh sẽ xấu hơn.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu còn phải xem tình trạng bệnh đã tiến triển đến mức nào
3. Tầm quan trọng của việc nhận biết các triệu chứng
Những dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn đầu vô cùng mờ nhạt, đặc biệt là rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, ung thư dạ dày sống được bao lâu còn tùy thuộc vào việc bạn có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh từ sớm không. Phát hiện và can thiệp càng sớm, tỷ lệ sống của bệnh nhân sẽ cao hơn.
Bạn nên lưu ý những biểu hiện bất thường như sau:
-
Đau bụng: hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày đều sẽ có triệu chứng đau bụng. Những cơn đau không có chu kỳ xuất hiện điển hình và không đáp ứng với thuốc giảm đau.
-
Rối loạn tiêu hóa: vào giai đoạn sớm, đa số bệnh nhân có thể nhận thấy những vấn đề bất thường khi ăn uống như: đầy bụng sau khi ăn, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa,…
-
Đại tiện phân đen: khối u phát triển lớn dẫn đến chảy máu bên trong dạ dày, lượng máu này đi theo phân ra ngoài khiến phân bị đen. Đồng thời, người bệnh có thể bị thiếu máu nếu tình trạng bệnh kéo dài, dẫn đến các hậu quả khác như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hay chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, ngất xỉu,…
-
Sụt cân: 62% bệnh nhân ung thư dạ dày gặp phải vấn đề sụt cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.
Như đã nói trên, các triệu chứng vẫn còn mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, bạn cần phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xác định bệnh một cách kỹ lưỡng và đồng thời được áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Dấu hiệu đau bụng gặp ở đa số các trường hợp mắc ung thư dạ dày
4. Nguyên nhân của ung thư dạ dày là gì?
Cho đến nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh như sau:
-
Vi khuẩn: chủng loại Helicobacter Pylori (viết tắt là HP) là tác nhân chính cho nhiều các bệnh lý cấp tính và mãn tính ở dạ dày, đồng thời là một yếu tố tiền ung thư cần được đề cao phòng ngừa.
-
Người cao tuổi: vì cơ thể đang bước vào thời kỳ thoái hóa, khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập sẽ dễ dẫn đến việc mắc ung thư dạ dày.
-
Chế độ ăn không hợp lý: ít bổ sung các chất xơ và vitamin từ rau củ quả, sử dụng nhiều các loại thực phẩm đóng gói (mì ăn liền, snack, bánh ngọt, thịt cá hộp,…), các món ăn muối chua (thịt muối, dưa cải muối, nem chua),… cũng là một trong số các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh.
-
Có tiền sử bệnh liên quan: một số trường hợp mắc phải ung thư dạ dày do hậu quả của những căn bệnh đã gặp phải từ trước, có yếu tố liên quan như viêm dạ dày mạn tính, polyp dạ dày,…
-
Di truyền: nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ bạn gặp phải căn bệnh này có thể cao gấp 4 lần so với những trường hợp khác.
-
Thuốc lá: là tác nhân vô cùng quen thuộc của các loại bệnh ung thư, trong đó bao gồm bệnh ung thư dạ dày.
Tránh xa khói thuốc và các chất kích thích gây hại là một trong những biện pháp tốt nhất giúp phòng ngừa ung thư
Ung thư dạ dày sống được bao lâu là câu hỏi rất khó xác định vì đây là một căn bệnh rất nặng, tổn hại lớn đến sức khỏe và thậm chí là mạng sống của bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần phải chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ, đồng thời thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Hãy đến MEDLATEC để nhận được các dịch vụ chăm sóc tận tâm, chu đáo của chúng tôi để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!