Tin tức
Ung thư dạ dày và những điều chưa biết về chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori
- 29/04/2020 | Các phương pháp phát hiện Helicobacter pylori và cách phòng ngừa
- 06/01/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày qua từng giai đoạn
- 11/11/2020 | Trên 70% dân số Việt Nam bị HP - Chuyên gia chỉ cách tránh mắc ung thư dạ dày
1. Vi khuẩn Helicobacter Pylori là gì
Helicobacter Pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Trước đây thường được gọi là Campylobacter pylori, phát hiện vào năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall.
Xoắn khuẩn Helicobacter Pylori
Vi khuẩn Helicobacter Pylori thường được gọi tắt là HP, phổ biến chỉ sau vi khuẩn gây sâu răng. Những triệu chứng của vi khuẩn Helicobacter Pylori thường rất khó phát hiện. Vi khuẩn HP gây những cơn đau dạ dày do viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.
Trong môi trường đầy axit của dạ dày, vi khuẩn Helicobacter Pylori tiết ra một loại enzym có tên là urease để trung hoà axit trong dịch vị dạ dày để tồn tại.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori
2. Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây hại như thế nào cho con người
Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không
Rất nhiều người mắc vi khuẩn HP thường rất hoang mang với câu hỏi: “Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?”. Trên số liệu thực tế cho thấy có trên 50% dân số mắc HP, 14% trong số đó có biểu hiện của loét dạ dày và tá tràng và chỉ 1% còn lại là phát triển thành ung thư dạ dày. Nguy cơ mắc ung thư dạ dày do HP còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là thói quen hút thuốc và tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ lớn đối với những người bị mắc vi khuẩn HP. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 85% người mắc HP sau khi được điều trị sẽ khỏi hoàn toàn.
Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn Helicobacter Pylori là loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hoá nên sự lây lan của nó sẽ rất dễ dàng qua các con đường như:
-
Tiếp xúc nước bọt và dịch tiêu hoá: đây là con đường chủ yếu để lây lan vi khuẩn, vi khuẩn sẽ theo nước bọt của người bệnh xâm nhập vào cơ thể người lành bằng các cách: dùng chung muỗng đũa, tiếp xúc gần, mớm thức ăn cho trẻ,…
-
Chất thải của người bệnh: vi khuẩn đi theo phân và chất nôn của người mắc thông qua các loài côn trùng để tiếp xúc với thức ăn hoặc nguồn nước để lây lan.
-
Sử dụng chung thiết bị nội soi dạ dày với người bị nhiễm ở các cơ sở y tế không được vệ sinh kỹ.
3. Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho vi khuẩn Helicobacter Pylori xâm nhập vào cơ thể và gây các bệnh về dạ dày. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như:
-
Lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình (đây là nguyên nhân phổ biến nhất) giữa một nhóm người tiếp xúc gần rất dễ lây lan vi khuẩn, do dùng chung các loại vật dụng cá nhân (ly,chén, đũa,…). Thói quen mớm thức ăn cho trẻ nhỏ cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ mắc vi khuẩn trực tiếp nhất.
-
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân, nếu cha mẹ hoặc ông bà những người có quan hệ huyết thống trực tiếp có tiền sử về các bệnh dạ dày thì nguy cơ mắc rất cao.
-
Vệ sinh kém, môi trường sống không đảm bảo, ăn uống không vệ sinh cùng với công tác y tế không đảm bảo ở một số địa phương sẽ khiến tình trạng lây nhiễm diễn ra trên diện rộng.
4. Triệu chứng và cách phát hiện bệnh
Triệu chứng
Các triệu chứng gây nên bởi vi khuẩn HP thường không rõ ràng thường là những cơn đau bụng, đau dạ dày, đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn phân, buồn nôn, ói mửa. Trong chất nôn và phân đôi khi có lẫn máu và chất màu đen như hắc ín.
Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra
Cách phát hiện
-
Phương pháp xâm lấn: để thực hiện người ta tiến hành nội soi bên trong dạ dày để đánh giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày (loét dạ dày - tá tràng), lấy mẫu mô sinh thiết để test urease nhanh nhằm phát hiện vi khuẩn.
-
Phương pháp không xâm lấn: được thực hiện bên ngoài cơ thể như thử hơi thở, lấy mẫu nước bọt để xét nghiệm, xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Helicobacter Pylori, xét nghiệm máu để tìm kháng thể HP.
Nội soi dạ dày để phát nắm bắt tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP
5. Phòng và điều trị các bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori
Các bệnh do vi khuẩn HP gây ra rất nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh ta có thể hoàn toàn kiểm soát loại vi khuẩn này.
Phòng ngừa vi khuẩn HP
-
Vệ sinh sạch sẽ chỗ ở thường xuyên, tiêu diệt các loại côn trùng mang mầm bệnh như ruồi muỗi gián,…
-
Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị mắc vi khuẩn để tránh lây lan qua đường nước bọt.
-
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
-
Luyện tập thể dục thể thao, xây dựng một lối sống lành mạnh.
Điều trị cho người mắc vi khuẩn Helicobacter Pylori
Những trường hợp nhiễm vi khuẩn HP thường được điều trị dưới sự theo dõi và giám sát của các bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị theo một phác đồ điều trị để loại trừ trường hợp sinh sản ra các loại kháng nguyên kháng thuốc.
-
Kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh để ngăn ngừa sự kháng lại kháng sinh đặc hiệu.
-
Thời gian điều trị ít nhất phải 4 tuần mới có thể khỏi bệnh và không tái phát.
-
Việc điều trị các bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori là không hề dễ dàng nên hãy chọn những cơ sở y tế có uy tín để thăm khám và điều trị.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn gây các bệnh về tiêu hoá, có thể chữa khỏi dứt điểm. Nhưng ngược lại nó sẽ là thứ cướp đi sự sống của bạn nếu bạn lơ là chủ quan. Vì thế, ngay từ hôm nay, hãy thay đổi lối sống của mình trở nên lành mạnh để đối phó với tất cả bệnh tật. Sức khỏe là thứ quý giá nhất, chỉ khi có sức khỏe bạn mới có khả năng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!