Tin tức

Nguyên nhân bị chân vòng kiềng và những điều cha mẹ cần lưu ý

Ngày 31/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Chân vòng kiềng thường xuất hiện từ khi còn là trẻ nhỏ, nếu không điều trị khắc phục, tình trạng phát triển xương này sẽ theo trẻ đến khi trưởng thành. Thực tế, chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và vận động. Vậy nguyên nhân bị chân vòng kiềng là gì? Có thể phòng ngừa và khắc phục chân vòng kiềng hay không?

1. Nguyên nhân bị chân vòng kiềng thường gặp nhất

Trước hết cần hiểu chính xác về tình trạng chân vòng kiềng, đây là tình trạng chân bị cong theo hướng khiến hai đầu gối cách xa nhau kể cả khi hai mắt cá chân đặt sát gần nhau. Tình trạng chân vòng kiềng xuất hiện khá nhiều ở trẻ sơ sinh do tư thế co chân khi trong bụng mẹ, hầu hết chân sẽ duỗi thẳng khi trẻ bắt đầu biết đi.

Nguyên nhân bị chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng ảnh hưởng đến khả năng đi lại và phát triển của trẻ

Tuy nhiên cũng có trường hợp chân vòng kiềng là triệu chứng bệnh lý như: còi xương, bệnh Blount gây viêm khớp hông và đầu gối. Khi đó, trẻ biết đi thời gian dài nhưng tình trạng chân vòng kiềng vẫn không được khắc phục. 

1.1. Chân vòng kiềng do còi xương

Còi xương xảy ra ở trẻ bị thiếu hụt Vitamin D kéo dài hoặc thiếu ánh nắng để tổng hợp Vitamin D. Trẻ bị còi xương có xương mềm, yếu hơn bình thường nên không thể chịu được trọng lượng cơ thể trong hoạt động đi lại hàng ngày, dẫn đến xương bị cong gây ra chân vòng kiềng.

1.2. Chân vòng kiềng do bệnh Blount

Blount còn được gọi là bệnh vẹo trong xương chày, nghĩa là tình trạng phát triển bất thường ở ống chân của trẻ. Ở các trẻ mắc bệnh này, chân trẻ dễ bị uốn cong gây chân vòng kiềng khi trẻ bắt đầu biết đi và muộn hơn.

Bệnh Bount là nguyên nhân gây chân vòng kiềng

Bệnh Bount là nguyên nhân gây chân vòng kiềng

Bệnh Blount không chỉ gây chân vòng kiềng ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến các vấn đề khớp gối cho trẻ cũng như khi trẻ lớn lên sau này. Căn bệnh này phổ biến hơn ở trẻ nữ và các trẻ béo phì, trẻ biết đi sớm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

1.3. Chân vòng kiềng do bệnh lùn

Chiều cao của trẻ quyết định bởi nhiều yếu tố, song loạn sản sụn hay còn gọi là bệnh lùn là một dạng rối loạn tăng trưởng xương khiến xương trẻ không thể phát triển thêm. Bệnh lý này cũng là một nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng.

1.4. Bệnh Paget

Paget là bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình hồi phục của xương. Dù bệnh phổ biến hơn ở người cao tuổi song trẻ nhỏ nếu mắc bệnh Paget sẽ có nguy cơ chân vòng kiềng.

1.5. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây ra chân vòng kiềng ở trẻ có thể gặp như: ngộ độc chì, ngộ độc flo đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của xương, gãy xương không được điều trị đúng cách, loạn sản xương hoặc xương phát triển bất thường.

Các nguyên nhân bệnh lý hoặc tiến triển gây chân vòng kiềng có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát và điều trị tốt bệnh. Song chân vòng kiềng có thể do bẩm sinh hoặc rối loạn tăng trưởng xương, cần phát hiện và khắc phục để giảm thiểu nguy cơ tốt nhất.

Chân vòng kiềng do bẩm sinh thường tự hết khi trẻ biết đi

Chân vòng kiềng do bẩm sinh thường tự hết khi trẻ biết đi

Các chuyên gia cho biết, nếu trẻ trên 2 tuổi vẫn bị chân vòng kiềng không thể khắc phục, nên đưa trẻ đi khám tìm nguyên nhân và điều trị tránh tình trạng này duy trì đến khi trẻ trường thành.

2. Cách kiểm tra chân vòng kiềng ở trẻ

Nếu nghi ngờ trẻ bị chân vòng kiềng, bố mẹ cần kiểm tra ngay bằng cách sau:

  • Đặt bé nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, có thể dùng tay xếp cho hai mắt cá của trẻ chạm vào nhau.

  • Đo khoảng cách giữa hai đầu gối của trẻ, bắt đầu từ vị trí lồi cầu trong xương đùi.

Nếu khoảng cách giữa hai đầu gối nhỏ hơn 10cm, trẻ đang phát triển và có ít nguy cơ sẽ bị chân vòng kiềng. Nếu chiều dài này lớn hơn 10cm, có khả năng trẻ bị chân vòng kiềng song cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chính xác.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chân vòng kiềng?

Các trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng trong những tháng đầu sau sinh do tư thế sai trong bụng mẹ thì không nên quá lo lắng. Đa phần khi trẻ tập đi, chân sẽ trở lại trạng thái bình thường, điều cha mẹ cần làm là theo dõi và chăm sóc cho trẻ tốt.

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng tiến triển chân vòng kiềng ở trẻ

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng tiến triển chân vòng kiềng ở trẻ

Trẻ bị chân vòng kiềng nếu khắc phục sớm khi xương còn non, dễ nắn sẽ hiệu quả nhất, song để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý:

3.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nhiều người cho rằng chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chứ không khắc phục được chứng chân vòng kiềng, song các chuyên gia cho biết, trẻ được ăn uống lành mạnh, đủ chất có ít nguy cơ phát triển vấn đề ở xương hơn. 

Trong đó, Canxi, khoáng chất, Vitamin D cùng các loại protein là có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của xương cũng như hình thành chân vòng kiềng. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung đủ cho trẻ những dinh dưỡng này kể cả trẻ có hay chưa có dấu hiệu chân vòng kiềng.

3.2. Hiểu rõ về tình trạng chân vòng kiềng của con

Muốn khắc phục đúng cách và an toàn cho trẻ bị chân vòng kiềng, cha mẹ cần nắm rõ các kiến thức về nguyên nhân, sự phát triển,… liên quan. Đa phần chân vòng kiềng sẽ cải thiện theo thời gian trong những năm đầu đời, song cần theo dõi các trường hợp sau phải đưa trẻ đi khám và điều trị:

  • Trẻ đi khập khiễng. 

  • Chỉ có 1 chân bị vòng kiềng.

  • Trẻ bị đau khi vận động, đứng thẳng hay đi lại bằng chân.

  • Chân trẻ cong nhanh chóng trong thời gian ngắn.

  • Chân vòng kiềng phát triển muộn khi trẻ 5 - 7 tuổi hoặc lớn hơn.

Trẻ béo phì có thể là nguyên nhân gây chân vòng kiềng

Trẻ béo phì có thể là nguyên nhân gây chân vòng kiềng

3.3. Kiểm soát trọng lượng cho trẻ

Bên cạnh biện pháp khắc phục, chỉnh nắn hay luyện tập để loại bỏ tình trạng chân vòng kiềng, cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ kiểm soát cân nặng cơ thể. Cân nặng lớn làm tăng áp lực cho xương và các mô liên kết, ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ cũng như nguy cơ dẫn đến chân vòng kiềng.

Ngoài ra, ở độ tuổi phát triển này, trẻ nên được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thay vì quá tải những thực phẩm trẻ thích. Tăng cân quá mức không chỉ gây chân vòng kiềng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan.

Nguyên nhân bị chân vòng kiềng có thể là bẩm sinh do tư thế sai trong bụng mẹ hoặc sự phát triển bất thường của hệ xương. Cha mẹ cần theo dõi sát sao tiến triển vòng kiềng ở chân của trẻ và đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bất thường.

Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý ở trẻ nhỏ, được nhiều cha mẹ tin tưởng, đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.

  • Triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp điều trị các bệnh lý khó trong Nhi khoa.

  • Dịch vụ chăm sóc tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp.

Để được tư vấn trực tiếp, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56, đội ngũ chuyên gia của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ