Tin tức

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hội chứng rễ thần kinh

Ngày 05/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hội chứng rễ thần kinh là tập hợp các vấn đề xảy ra tại những rễ thần kinh cột sống. Hiện tượng này thường làm tê, đau và yếu các nhóm cơ do từng loại rễ thần kinh chi phối. 

1. Dấu hiệu nhận biết hội chứng rễ thần kinh

Rễ thần kinh là cấu tạo ở phần đầu của dây thần kinh, bao gồm rễ thần kinh sọ và rễ thần kinh cột sống. Khi các rễ thần kinh gặp tổn thương thì đều được gọi chung là hội chứng rễ thần kinh. Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này đó là do chấn thương, do bị chèn ép hoặc bệnh nhân bị viêm cột sống, ung thư, mắc phải bệnh lao cột sống, đau thần kinh tọa,... Đặc biệt đối với đau thần kinh tọa thì triệu chứng thường biểu hiện ra trước vài năm, đặc biệt đau vùng thắt lưng và kèm theo đó là cảm giác tê lan rộng xuống hai chân.

Một cặp rễ thần kinh thường bao gồm một rễ thần kinh vận động và một rễ thần kinh cảm giác, do đó hội chứng rễ thần kinh sẽ đồng thời có những triệu chứng khá đa dạng, cụ thể như sau:

  • Các cơ bắp gặp phải hiện tượng co cứng hoặc đau nhức;

  • Đau nhức phần lưng, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ;

  • Cột sống bị hạn chế khả năng cử động;

  • Khi ấn vào khe cột sống sẽ cảm nhận được những điểm đau;

  • Cơn đau lan theo dây thần kinh chi phối vị trí đau.

Hội chứng rễ thần kinh có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức vùng cột sống thắt lưng

Hội chứng rễ thần kinh có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức vùng cột sống thắt lưng

Một số triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh xét theo các vị trí thường gặp:

  • Hội chứng rễ thần kinh chi trên:

  • Rễ thần kinh C5: người bệnh có cảm giác đau dọc theo ngoài cánh tay và suy yếu cơ tại vùng này. Cần phân biệt tình trạng này với các bệnh lý yếu cơ bẩm sinh khác xảy ra tại cơ hình trám, cơ delta;

  • Rễ thần kinh C6: cơn đau xuất hiện dọc theo mặt trước cánh tay và hạn chế động tác sấp ngửa của cẳng tay;

  • Rễ thần kinh C7: cơn đau diễn ra dọc ngón giữa cánh tay bị ảnh hưởng, bệnh nhân khó có thể duỗi ngón tay và uốn cong cổ tay.

  • Hội chứng rễ thần kinh chi dưới:

  • Rễ thần kinh L4: người bệnh thường bị đau trước cẳng chân và phía trước đùi, biểu hiện đau còn xuất hiện ở phần mắt cá chân bên trong, thậm chí là lan tới ngón chân giữa. Đôi khi cơn đau khiến cơ tứ đầu đùi bị suy yếu, giảm phản xạ của xương bánh chè;

  • Rễ thần kinh L5: bệnh nhân đau vùng đùi, cẳng chân dưới và lan sang vùng phía sau bàn chân, kéo ra phía trước ở vị trí ngón chân 1 - 3. May mắn trong trường hợp này là người bệnh không bị ảnh hưởng tất cả khả năng phản xạ;

  • Rễ thần kinh S1: cơn đau xuất hiện tại vị trí cẳng chân, sau đùi, mắt cá chân và tác động đến ngón chân thứ 4. Tình trạng này còn khiến bệnh nhân bị yếu cơ mông và khó đứng vững bằng các ngón chân.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng rễ thần kinh là gì?

Hội chứng rễ thần kinh xảy ra thường là xuất phát từ nguyên nhân cột sống bị chèn ép hoặc kích thích do hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, hình thành gai xương, thoái hóa cột sống hoặc hiếm gặp hơn là tình trạng u bướu nội tủy hay u bướu từ bên ngoài chèn vào.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần được cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh sử, triệu chứng bệnh nhân gặp phải và thăm khám thực thể. Bác sĩ cần tìm kiếm các dấu hiệu của mất cân bằng cơ thể, hạn chế vận động ở cột sống, yếu cơ, mất phản xạ tứ chi,...

Hội chứng rễ thần kinh xảy ra thường là xuất phát từ nguyên nhân cột sống bị chèn ép

Hội chứng rễ thần kinh xảy ra thường là xuất phát từ nguyên nhân cột sống bị chèn ép

Bên cạnh đó những kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng cũng sẽ được vận dụng, bao gồm điện cơ, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính CT. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có tác dụng đánh giá cấu trúc, hình thái, tư thế cột sống, cấu trúc rễ thần kinh, tủy sống giúp phát hiện hiệu quả các bệnh lý tại cột sống và hội chứng rễ thần kinh.

3. Điều trị hội chứng rễ thần kinh bằng phương pháp nào?

3.1. Điều trị bằng biện pháp không phẫu thuật

Bệnh nhân sẽ được thiết kế các bài tập hoặc chương trình vật lý trị liệu phù hợp giúp ổn định cột sống, đồng thời tạo không gian để các rễ thần kinh cột sống được thoát ra. Đây là biện pháp nên được áp dụng đối với trường hợp cấp tính. 

Bên cạnh đó một số loại thuốc như nhóm NSAID (thuốc chống viêm không steroid) cũng được bác sĩ kê đơn để giảm các triệu chứng sưng đau. Việc tiêm steroid vào rễ thần kinh và tiêm ngoài màng cứng có tác dụng điều trị các cơn đau cấp tính có xu hướng lây lan rộng hoặc lan tỏa xuống chân.

3.2. Điều trị bằng phẫu thuật 

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì sẽ cần vận dụng tới phẫu thuật. Tuy nhiên phương án này nên được tiến hành sớm nhất có thể trong các trường hợp bị hội chứng rễ thần kinh do nguyên nhân chèn ép sau chấn thương. Điều này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ tê liệt cơ bắp, đây là biến chứng rất khó hồi phục sau này. 

Mục đích của phẫu thuật đó là giảm tải áp lực dây thần kinh và ổn định chức năng, cấu trúc cột sống

Mục đích của phẫu thuật đó là giảm tải áp lực dây thần kinh và ổn định chức năng, cấu trúc cột sống

Như vậy hội chứng rễ thần kinh thường bao gồm những tổn thương ở vị trí các rễ thần kinh lan ra tủy sống. Như chúng ta đã biết thì rễ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển vận động cũng như tiếp nhận cảm giác của nhiều bộ phận trên cơ thể, chính vì thế việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương án điều trị phù hợp là việc cần thiết, giúp người bệnh hạn chế các nguy cơ biến chứng về sau.

Thời gian phát hiện ra hội chứng rễ thần kinh càng sớm thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Do đó ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường nghi ngờ đang mắc bệnh, bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và xử trí từ sớm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám được người dân đánh giá cao và tin tưởng chọn lựa. Bệnh viện quy tụ đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề. Hệ thống trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài giúp quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Để được hỗ trợ đặt lịch khám tại viện, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC, tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn giúp quý khách 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.