Tin tức
Nguyên nhân khiến trẻ con khóc đêm và cách khắc phục
- 18/07/2021 | Hỏi đáp: Trẻ khóc đêm có bình thường không? Khi nào là bất thường?
- 14/05/2021 | Nguyên nhân trẻ khóc đêm và những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ
- 01/07/2023 | Trẻ khóc nhiều không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng như thế nào?
1. Nguyên nhân khiến trẻ con khóc đêm
trẻ con khóc đêm có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sinh lý bình thường đến các vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Các vấn đề sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ
- Đói bụng: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thức giấc và khóc vào ban đêm. Dạ dày của trẻ còn nhỏ, do đó trẻ cần được bú thường xuyên, kể cả vào ban đêm, đặc biệt là trong những tháng đầu đời;
- Tã bẩn hoặc ướt: Cảm giác ẩm ướt, khó chịu do tã bẩn hoặc ướt có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ và khiến trẻ quấy khóc;
- Quá nóng hoặc quá lạnh: Nhiệt độ phòng không phù hợp cũng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và tỉnh giấc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khó tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, do đó cha mẹ cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho thoải mái;
- Khó chịu do đầy hơi, ợ nóng: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt, dễ bị đầy hơi, ợ nóng, đặc biệt là sau khi bú hoặc ăn no. Cảm giác khó chịu này có thể khiến trẻ trằn trọc và khóc đêm;
- Mọc răng: Quá trình mọc răng thường gây đau nhức, sưng lợi ở trẻ. Cơn đau có thể khiến trẻ khó ngủ và thường xuyên thức giấc, quấy khóc;
- Phản xạ Moro (giật mình): Đây là một phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra trong vài tháng đầu đời. Trẻ có thể đột ngột giật mình và khóc.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ con khóc đêm
Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
Trong một số trường hợp, trẻ con khóc đêm có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Bệnh lý đường hô hấp: Các bệnh như cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm họng, viêm phế quản có thể gây khó thở, ho nhiều vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ;
- Bệnh lý tiêu hóa: Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy có thể gây đau bụng, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm;
- Các bệnh lý da: Các bệnh như chàm, mề đay gây ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm;
- Đau bụng co thắt (colic): Thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi khóc dai dẳng, thường vào chiều tối hoặc ban đêm, không rõ nguyên nhân, khó dỗ nín;
- Thiếu Canxi hoặc Vitamin D: Thiếu hụt canxi hoặc vitamin D có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm.
2. Trẻ con khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?
Tình trạng trẻ ngủ khóc đêm không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của các thành viên trong gia đình
- Ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ. Khóc đêm kéo dài có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone tăng trưởng, dẫn đến chậm tăng cân và chiều cao;
Tình trạng khóc đêm kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý: Việc thường xuyên tỉnh giấc và khóc vào ban đêm có thể làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, lo âu và căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của trẻ trong thời gian dài;
- Ảnh hưởng đến gia đình: Khóc đêm không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn gây mệt mỏi và căng thẳng cho cha mẹ. Việc thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến stress, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cả gia đình.
3. Cần làm gì khi trẻ con khóc đêm?
Khi trẻ con khóc đêm, điều quan trọng là cha mẹ cần giữ bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp:
Kiểm tra nhu cầu cơ bản của trẻ
- Kiểm tra tã: Thay tã sạch sẽ, chọn loại tã mềm mại, thấm hút tốt;
- Cho trẻ bú: Đảm bảo bé được bú đủ no. Nếu trẻ bú sữa công thức, nên chia cữ phù hợp để bé không quá đói;
- Kiểm tra nhiệt độ phòng: Duy trì nhiệt độ phòng ngủ khoảng 26 - 28 độ C, tránh gió lùa trực tiếp vào giường trẻ;
- Mặc quần áo thoải mái: Ưu tiên quần áo cotton, thấm hút mồ hôi, rộng rãi.
Tạo môi trường ngủ thoải mái
- Giữ phòng ngủ yên tĩnh: Tránh tiếng ồn và ánh sáng mạnh trong phòng ngủ của trẻ;
- Sử dụng tiếng ồn trắng: Máy tạo tiếng ồn trắng có thể giúp trẻ ngủ sâu hơn;
- Đảm bảo giường ngủ sạch sẽ: Sử dụng ga trải giường và chăn mềm mại, sạch sẽ để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Tạo môi trường ngủ lý tưởng cho trẻ
Thiết lập thói quen ngủ khoa học
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày;
- Tạo không gian ngủ yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ, tránh tiếng ồn;
- Có thể massage nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm trước khi ngủ để bé thư giãn.
Bổ sung vitamin D và canxi nếu cần thiết
Theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ cần được bổ sung vitamin D từ 400 IU/ngày từ sau sinh, nhất là trẻ bú mẹ hoàn toàn. Nếu nghi ngờ thiếu canxi, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn bổ sung đúng cách, tránh tự ý dùng thuốc.
Khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Nếu trẻ khóc đêm đi kèm các triệu chứng như sốt, nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, co giật, bỏ bú... thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân. Tình trạng khóc dai dẳng không rõ lý do trong nhiều ngày cũng là dấu hiệu cần được bác sĩ thăm khám.
Hiện tượng trẻ con khóc đêm không còn xa lạ với các bậc cha mẹ, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời của bé. Nếu con bạn thường xuyên quấy khóc vào ban đêm và chưa xác định được rõ nguyên nhân, cha mẹ hãy chủ động đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc kiểm tra sức khỏe cho trẻ, cha mẹ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kiểm tra kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
