Tin tức

Nguyên nhân ung thư phổi ở phụ nữ là do đâu? Phòng ngừa bệnh thế nào?

Ngày 24/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Cho đến nay, ung thư phổi vẫn được coi là căn bệnh “chết chóc" nhất trong lịch sử nhân loại do tỷ lệ tử vong cao. Khi nhắc tới ung thư phổi, chắc hẳn nhiều người sẽ mặc định rằng nam giới là đối tượng chủ yếu mắc phải căn bệnh này nhưng số bệnh nhân mắc là nữ giới cũng khá nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân ung thư phổi ở phụ nữ và tiên lượng sống khi phụ nữ bị ung thư phổi là bao nhiêu?

1. Tìm hiểu nguyên nhân ung thư phổi ở phụ nữ

Ít ai biết rằng tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi là phụ nữ cũng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Một số yếu tố sau có thể là nguyên nhân ung thư phổi ở phụ nữ:

  • Ảnh hưởng của khói thuốc lá: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi ở cả hai giới. ước tính có khoảng 80 - 90% các trường hợp bị ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động)

  • Bụi phóng xạ và radon: đây là những chất ô nhiễm tự nhiên và có thể len lỏi vào nhà qua các khe hở và kẽ đất, khó có thể nhận biết vì chúng không màu, không mùi, không vị;

  • Tiếp xúc nhiều với amiăng: tỷ lệ phát triển tế bào ác tính ở phổi cao gấp 90 lần so với người không tiếp xúc amiăng;

  • Do di truyền: phụ nữ sở hữu đột biến di truyền cũng có thể là mục tiêu của bệnh ung thư phổi;

  • Nhiễm khuẩn: nhiễm phải virus HPV gây u nhú ở người;

  • Không khí ô nhiễm: làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, nhất là dạng ung thư biểu mô tuyến.

Phụ nữ hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có thể bị mắc ung thư phổi

Phụ nữ hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có thể bị mắc ung thư phổi

Trong khi đàn ông thường gặp phải ung thư phổi tế bào vảy (hay còn gọi là ung thư tế bào nhỏ) thì đối với nữ giới ung thư tuyến và ung thư biểu mô vách phế nang (BAC) là phổ biến hơn cả. Hiện nay số phụ nữ mắc BAC đang ngày một gia tăng trên phạm vi toàn cầu, nhất là nữ giới không có tiền sử hút thuốc trong độ tuổi còn rất trẻ.

2. Dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã bị mắc ung thư phổi 

Nếu bệnh nhân là nam giới, ung thư phổi tế bào vảy thường có xu hướng gây bệnh ở gần đường hô hấp nên biểu hiện đặc trưng đó là ho kéo dài dai dẳng và ho ra máu. Còn ở phụ nữ, tế bào ác tính thường phát triển ở khu vực ngoài phổi. Chúng có tốc độ tiến triển rất nhanh và xâm lấn sang các tổ chức lân cận trước khi bộc lộ triệu chứng rõ ràng. Người bệnh khi đó có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Khó thở, mệt mỏi, tức ngực, sút cân nhanh;

  • Ho: phải có đến hơn 80% bệnh nhân ung thư phổi xuất hiện  triệu chứng này. Đó có thể là ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu;

  • Tràn dịch màng phổi;

  • Viêm phổi tái phát nhiều lần tại một vị trí;

  • Hội chứng Pancoast Tobias gây đau vai, đau tay;

  • Hội chứng Horner khiến người bệnh bị co đồng tử, sụp mí, không ra mồ hôi nửa mặt;

  • Khản tiếng, khó nuốt, hội chứng tĩnh mạch chủ trên do bị khối u chèn ép;

  • Trong trường hợp khối u đã di căn tới xương, bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy đau ngực và lưng, giới hạn khả năng vận động; 

  • Đối với khối u di căn não sẽ gây nên các triệu chứng liên quan đến mắt, buồn nôn, nôn, đau đầu, triệu chứng thần kinh khu trú, rối loạn nhận thức và vận động;

  • Nếu khối u chèn vào tủy sống sẽ làm rối loạn cơ tròn, tê yếu, thậm chí là mất cử động chi.

Khó thở và tức ngực là các triệu chứng cảnh báo sự xuất hiện của tế bào ung thư phổi bệnh nhân cần phải hết sức đề phòng

Khó thở và tức ngực là các triệu chứng cảnh báo sự xuất hiện của tế bào ung thư phổi bệnh nhân cần phải hết sức đề phòng

Biểu hiện khi mắc ung thư phổi rất dễ nhầm lẫn sang dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng khác như:

  • Bệnh về đường hô hấp, điển hình là viêm phổi;

  • Stress, chế độ ăn uống thất thường, giảm cân;

  • Bệnh lý tuổi già (hô hấp, tim mạch, xương khớp,...);

  • Tính chất công việc ít vận động, ngồi nhiều,...

Ung thư phổi giai đoạn đầu ở nữ giới và bệnh viêm phổi có nhiều triệu chứng khá tương đồng như ho khan, sốt, ho có đờm. Do vậy nếu bệnh nhân xuất hiện thêm tình trạng đau ngực, ho khan lâu ngày hoặc ho ra máu thì nên đi kiểm tra và chụp X-quang phổi, tái khám định kỳ khoảng 4 - 6 tuần/lần.

3. Phương án điều trị ung thư phổi ở phụ nữ

Để điều trị ung thư phổi, bác sĩ thường đưa ra phác đồ có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau và dựa trên các yếu tố khách quan (tình trạng sức khỏe, nguyện vọng cá nhân và khả năng đáp ứng của người bệnh) mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.

Phương pháp phẫu thuật:

Thường được chỉ định khi ung thư phổi còn ở giai đoạn đầu. Vị trí và kích thước của khối u là các yếu tố quyết định hình thức phẫu thuật phù hợp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng hồi phục hậu phẫu của phái nữ khi mắc ung thư phổi nhanh hơn so với phái mạnh và tỷ lệ sống sót cũng như của bệnh nhân nữ thường cao hơn nam giới.

Xạ trị:

Nếu người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật thì xạ trị sẽ là phương pháp thay thế. 

Với công dụng loại bỏ tàn dư của các tế bào ung thư, xạ trị còn được áp dụng sau phẫu thuật hoặc đôi khi là trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước của khối u.

Một ưu điểm khác của phương pháp xạ trị đó là làm chậm sự tiến triển của ung thư phổi, mặc dù không điều trị được triệt căn nhưng cũng giúp làm chậm quá trình lan rộng của các tế bào ác tính. Nhờ đó bệnh nhân bớt phải chịu đau đớn và được kéo dài tuổi thọ.

Hóa trị liệu:

Theo các nhà khoa học, cơ địa của nữ giới dường như đáp ứng tốt hơn với một số loại thuốc được dùng trong hóa trị chữa ung thư phổi so với nam giới.

Nữ giới đáp ứng với biện pháp hóa trị tốt hơn so với nam giới 

Nữ giới đáp ứng với biện pháp hóa trị tốt hơn so với nam giới 

Liệu pháp trúng đích:

Bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra gen để phát hiện tình trạng đột biến do đây là nguyên nhân khiến khối u phát triển lớn hơn và có xu hướng di căn. Những loại thuốc của liệu pháp trúng đích có khả năng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của các gen đột biến và giảm thiểu kích thước của khối u. 

Người bệnh khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi thường được chỉ định sinh thiết tế bào để kiểm tra 2 loại gen là ALK và EGFR. Đối với khối u chứa gen ALK, thuốc nhắm đích phù hợp trong trường hợp này là Crizotinib có ít tác dụng phụ và được dùng để khống chế khối u. Còn khối u chứa gen EGFR có thể dùng các thuốc Erlotinib, Gefitinib hay Afatinib.

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nào để thăm khám và tầm soát ung thư, hãy lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Quý khách hàng chỉ cần gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, tư vấn viên sẽ giúp bạn trả lời mọi thắc mắc liên quan đến các dịch vụ đang được triển khai tại Bệnh viện và giúp bạn đăng ký đặt lịch hẹn cùng các chuyên gia.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.