Tin tức

Nhận biết bệnh viêm thị thần kinh qua các triệu chứng điển hình

Ngày 01/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Viêm thị thần kinh là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau khi chuyển động nhãn cầu kèm theo mất thị lực bán cấp. 

1. Viêm thị thần kinh là bệnh gì?

Viêm thị thần kinh hay bệnh viêm thị thần kinh thị giác là hệ quả của sự thoái hóa  bao myelin của dây thần kinh thị giác do nguyên nhân viêm nhiễm. Đây có thể là kết quả của tình trạng viêm tủy thị thần kinh và xơ hóa mảng rải rác. Trong đó, khi bệnh nhân bị đồng thời cả hai tình trạng là thoái hóa bao myelin và viêm tủy sống cắt ngang sẽ dẫn đến viêm tủy thần kinh. Vì lẽ đó mà viêm thị thần kinh thuộc nhóm đặc biệt của viêm tủy ngang cấp.

Người bệnh sau khi bị viêm nhiễm tấn công thì bao myelin phủ ngoài sợi thần kinh thị giác sẽ bị làm cho tiêu biến. Vị trí bị mất phần lớn là ở khu vực giao thoa thị giác và tổn thương viêm ngang ở một đoạn tủy sống,  thường gặp nhất là đoạn tủy lưng và tủy cổ.

Viêm thị thần kinh khiến chức năng thị giác của bệnh nhân bị suy giảm

Viêm thị thần kinh khiến chức năng thị giác của bệnh nhân bị suy giảm

Người bệnh khi bị viêm thị thần kinh thì chức năng thị giác cũng bị suy giảm một cách nghiêm trọng, gây nên những cơn đau nhức và mù lòa nếu không điều trị sớm. Mất thị lực có thể xảy ra tại một bên mắt hoặc cả hai bên hay biến chứng từ bên này sang bên kia. 

Theo ghi nhận trước đây, viêm thị thần kinh là một trong những biến thể thuộc bệnh xơ cứng rải rác. Tuy nhiên ngày nay nó lại được xem là một bệnh lý riêng biệt. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, phổ biến nhất là ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Thêm vào đó, vấn đề tự miễn hoặc chấn thương cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh.

2. Nhận biết viêm thị thần kinh qua một số biểu hiện đặc trưng 

Một số dấu hiệu bệnh nhân cần hết sức cảnh giác như sau:

  • Nhãn cầu có cảm giác đau nhức hoặc cơn đau lan ra sau hốc mắt: cảm giác đau tăng nặng khi di chuyển nhãn cầu;

  • Khó phân biệt màu sắc: xảy ra ở một hoặc thậm chí là ở cả hai mắt; 

  • Dấu hiệu Pulfrich: hai bên mắt bị bất cân xứng chức năng dẫn truyền thông tin vì tình trạng viêm xảy ra ở dây thần kinh một bên mắt. Vì thế bệnh nhân khi quan sát vật thể chuyển động từ đường thẳng sẽ thành đường cong;

  • Dấu hiệu Uthoff: khi bệnh nhân bị tăng thân nhiệt do sốt hoặc vận động nhiều thì cũng gây giảm thị lực;

  • Giảm thị lực: chức năng nhìn của một hoặc cả hai bên mắt sẽ bị giảm dần từ nhẹ đến nặng và cuối cùng là mù lòa hoàn toàn;

  • Đồng tử ở bên mắt tổn thương sẽ bị giảm phản xạ ánh sáng;

  • Tổn khuyết thị trường: là tập hợp những đặc điểm bất thường như ám điểm hình cung, khuyết nửa ngang thị trường, ám điểm trung tâm hoặc cạnh trung tâm, bước nhảy phía mũi;

  • Bất thường trong khả năng nhạy cảm tương phản: hầu như bệnh nhân bị viêm thần kinh thị giác nào cũng gặp phải, tình trạng này thường đi kèm với việc suy giảm chức năng nhận diện màu sắc;

  • Soi đáy mắt: biện pháp này giúp xác định viêm thần kinh thị giác nằm ở vị trí nào. Có khoảng ⅓ số trường hợp bệnh nhân bị viêm đĩa thị với các triệu chứng như cương tụ, phù đĩa thị, bờ hơi mờ, lồi ra và chảy máu xung quanh. Ở những trường hợp khác khi bị viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu thì khi soi đáy mắt dường như rất khó để phát hiện được tổn thương.

Cần hết sức lưu ý trước những triệu chứng của viêm thị thần kinh để tiến hành thăm khám ngay từ sớm

Cần hết sức lưu ý trước những triệu chứng của viêm thị thần kinh để tiến hành thăm khám ngay từ sớm

Ngoài các triệu chứng viêm thị thần kinh thì bệnh nhân sẽ có những biểu hiện viêm tủy ngang cấp:

  • Rối loạn cảm giác dưới đoạn tủy viêm: cảm giác kiến bò, tê bì, đau nhói hoặc bỏng rát  ở lưng, cổ hay ngực,...;

  • Liệt cơ chi trên, chi dưới hay các cơ hô hấp (ví dụ như cơ liên sườn, cơ hoành);

  • Rối loạn cơ tròn: bệnh nhân sẽ bị bí tiểu và táo bón.

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Ngoài biểu hiện của các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cũng cần dựa trên kết quả của các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:

  • Chụp MRI: đây là phương pháp có tác dụng giúp xác định tổn thương tại hệ thần kinh trung ương và kiểm tra mức độ viêm thị thần kinh;

  • Điện thế gợi thị giác: chỉ định đối với những trường hợp bệnh nhân nguy cơ cao bị viêm thị thần kinh, có thể cho kết quả bất thường mặc dù chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh bình thường;

  • Một số loại xét nghiệm như: xét nghiệm tốc độ máu lắng, tìm kiếm kháng thể kháng nhân, chức năng tuyến giáp, ...

Trong quá trình chẩn đoán viêm thị thần kinh, cần phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh Leber (thị thần kinh di truyền) hoặc do nhiễm độc, bệnh thiếu máu ở dây thần kinh thị giác, các bệnh về hốc mắt, u, phình mạch hay bệnh về mắt liên quan tới tuyến giáp.

Có thể nói bệnh viêm thần kinh thị giác thuộc nhóm bệnh lý nghiêm trọng, việc chữa khỏi hoàn toàn là rất khó khăn nên các biện pháp điều trị chủ yếu là phòng ngừa và trì hoãn tiến triển của bệnh, nhất là trong các đợt bệnh cấp tiến triển bằng các biện pháp sau:

  • Liệu pháp corticosteroid: điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các loại thuốc có công dụng ức chế hệ miễn dịch, hoặc tùy trường hợp sẽ chỉ dùng đơn độc thuốc ức chế miễn dịch. Trong đó thuốc Azathioprine và Methylprednisolone là 2 loại thường được dùng kết hợp với nhau;

  • Nếu người bệnh không đáp ứng với biện pháp trên thì chỉ định thay huyết tương, mục tiêu là loại bỏ nguyên nhân gây viêm thần kinh thị giác - các phức hợp kháng nguyên kháng thể có trong máu của người bệnh;

  • Ổn định tình trạng của người bệnh bằng Rituximab hay những kháng thể có tác dụng chống lại tế bào B, qua đó giảm tiết kháng thể IgG;

  • Phối hợp các biện pháp điều trị khác.

Liệu pháp Corticosteroid là một trong những phương pháp giúp điều trị viêm thị thần kinh

Liệu pháp Corticosteroid là một trong những phương pháp giúp điều trị viêm thị thần kinh

Như vậy, viêm thị thần kinh có khả năng làm suy giảm hoặc thậm chí là mất thị lực của bệnh nhân nếu lơ là trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Vì lý do này nên khi vùng mắt có biểu hiện khác thường nghi ngờ viêm thị thần kinh, bạn hãy nhanh chóng đi khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín.

Nếu bạn có nhu cầu chẩn đoán các bệnh lý về mắt nói chung và viêm thị thần kinh nói riêng, hãy đặt lịch khám ngay tại Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp. Quý khách hàng nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.