Tin tức

Timolol là thuốc gì? Trường hợp chỉ định, cách dùng và tác dụng phụ cần lưu ý

Ngày 17/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Timolol là hoạt chất có trong một số loại thuốc nhỏ mắt, chủ yếu được chỉ định cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp, glôcôm góc mở. Cách dùng thuốc tương đối đơn giản. Tuy nhiên nếu dùng quá liều lượng, Timolol có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến thị lực cũng như sức khỏe của người dùng.

1. Giới thiệu chung về công dụng và dạng bào chế của Timolol 

Thuốc tổng hợp từ hoạt chất Timolol được sử dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến tăng nhãn áp, glôcôm góc mở. Trong đó, Timolol được biết đến như một hoạt chất có khả năng chẹn thụ thể adrenergic beta-1 và beta-2 ngẫu nhiên, giảm tổng hợp thủy dịch. 

Timolol bào chế theo dạng dung dịch nhỏ mắt với hàm lượng 0.5%

Timolol bào chế theo dạng dung dịch nhỏ mắt với hàm lượng 0.5% 

Timolol chủ yếu được bào chế dưới dạng gel và dung dịch nhỏ mắt, với nồng độ dao động từ 0.25% đến 0.5%. Dung tích mỗi lọ thuốc tương đương 5 ml, 10 ml hoặc 15 ml. 

2. Chỉ định 

Gel hoặc dung dịch nhỏ mắt Timolol chủ yếu được chỉ định cho 2 nhóm đối tượng sau đây:

  • Bệnh nhân cần điều trị tăng nhãn áp. 
  • Người bị glôcôm góc mở.

Timolol được chỉ định cho bệnh nhân cần điều trị tăng nhãn áp

Timolol được chỉ định cho bệnh nhân cần điều trị tăng nhãn áp

3. Chống chỉ định 

Để tránh gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, thuốc Timolol không được chỉ định cho các nhóm đối tượng sau: 

  • Người đang điều trị hen phế quản hoặc từng mắc hen phế quản. 
  • Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn thể mạn tính nặng. 
  • Người gặp vấn đề về tim mạch như suy tim, block nhĩ độ 2 hoặc 3, chậm nhịp xoang. 
  • Người dị ứng với hoạt chất Timolol hoặc bất kỳ tá dược nào khác trong thuốc. 

4. Hướng dẫn cách dùng 

Dưới đây là hướng dẫn quy trình sử dụng thuốc nhỏ mắt Timolol: 

  • Bước 1: Nên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nhỏ thuốc. 
  • Bước 2: Lắc đều lọ thuốc. 
  • Bước 3: Mở nắp ngoài của lọ thuốc. Trong quá trình mở nắp, bạn cần thao tác cẩn thận để phần vòi nhỏ không chạm vào tay. 
  • Bước 4: Từ từ kéo nhẹ mi mắt xuống phía dưới và bắt đầu nhỏ thuốc. 
  • Bước 5: Thực hiện tương tự với bên mắt còn lại (nếu phải nhỏ thuốc cho cả hai bên mắt). 
  • Bước 6: Đậy nắp lọ thuốc ngay để dung dịch bên trong không bị tiếp xúc lâu với không khí. 

Trước khi dùng thuốc nhỏ mắt Timolol, bạn cần rửa tay sạch

Trước khi dùng thuốc nhỏ mắt Timolol, bạn cần rửa tay sạch

5. Liều lượng dùng

Người bị tăng nhãn áp hoặc mắc chứng glôcôm góc mở có thể dùng thuốc Timolol 0.25% với liều lượng 1 giọt/bên mắt bệnh, mỗi ngày nhỏ 2 lần. 

Trường hợp triệu chứng lâm sàng không cải thiện như mong đợi, bệnh nhân thường được chỉ định dùng dung dịch Timolol 0.5%. Liều lượng dùng thuốc lúc này vẫn là 2 lần/ngày. Đối với dạng gel 0.25% hoặc 0.5%, bệnh nhân chỉ cần nhỏ 1 lần/ngày. 

Trong một số trường hợp, Timolol thường được kết hợp với thuốc giúp co đồng tử, Epinephrin cùng thuốc ức chế carbonic anhydrase. Sau khoảng 4 tuần dùng thuốc, bệnh nhân cần đo nhãn áp để kiểm tra mức độ tiến triển. Trường hợp kết quả điều trị khả quan, bệnh nhân có thể được chỉ định giảm liều lượng dùng thuốc xuống còn 1 lần/ngày. 

6. Tác dụng phụ 

Ngoài tác dụng điều trị bệnh lý, thuốc nhỏ mắt Timolol đôi khi vẫn gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Cụ thể như: 

Tần suất Thường gặpÍt gặpHiếm gặp
Tác dụng phụ

- Mắt nhìn mờ. 

- Kích ứng mắt.

- Cơ thể mệt mỏi, uể oải. 

- Đau nhức đầu. 

- Chóng mặt. 

- Ngất xỉu. 

- Nhịp tim chậm hơn bình thường. 

- Buồn nôn. 

- Cảm thấy khó thở. 

- Có dấu hiệu trầm cảm. 

- Thị giác bị rối loạn. 

- Viêm kết mạc hoặc viêm giả mạc.

- Tụt huyết áp. 

- Nhịp tim rối loạn. 

- Nhịp tim tăng. 

- Suy tim. 

- Thiếu máu não. 

- Rụng tóc. 

- Nổi mề đay. 

- Co thắt phế quản. 

- Khô mắt. 

- Nhìn đôi. 

Trường hợp nhận thấy tác dụng phụ nghiêm trọng xuất hiện, ảnh hưởng đến thị lực và sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn xử lý kịp thời. 

Timolol có thể gây tình trạng kích ứng mắt

Timolol có thể gây tình trạng kích ứng mắt 

7. Lưu ý khi dùng thuốc

Nếu sử dụng không đúng cách, Timolol sẽ khó phát huy tác dụng tối ưu. Do vậy, trước khi dùng loại thuốc nhỏ mắt này, bạn hãy lưu ý. 

  • Không dùng chung Timolol với các loại thuốc kháng thụ thể beta 2, Methacholin hoặc Floctafenin. 
  • Bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ phòng, ưu tiên để ở nơi khô ráo. 
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất nhỏ thuốc trong ngày, không nên tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm. 
  • Khi đầu lọ thuốc dính bụi hoặc chạm vào bề mặt bám bẩn, bạn không nên rửa lại bằng xà phòng. Lúc này, bạn nên mua lọ thuốc mới. 
  • Chỉ dùng thuốc khi còn hạn sử dụng. 
  • Nếu lọ thuốc đã mở nắp quá 28 ngày, bạn không nên sử dụng tiếp mà hãy thay lọ mới. 
  • Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng phù hợp, tránh ảnh hưởng đến tác dụng của từng loại thuốc. 
  • Không sử dụng đồng thời hai loại thuốc chẹn beta. 
  • Timolol có thể bài tiết qua sữa mẹ. Vì thế nếu dùng thuốc, phụ nữ đang cho con bú nên trao đổi chi tiết với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn. 
  • Bệnh nhân đái tháo đường cần tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ. Bởi Timolol có thể che đi triệu chứng tụt đường huyết khiến người bệnh chủ quan. 
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mạn tính COPD cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Timolol. 
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng Timolol. Vì loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. 
  • Nếu cảm thấy thị lực bị ảnh hưởng, đau đầu, chóng mặt,... bạn không nên tham gia giao thông hoặc vận hành thiết bị máy móc.

Bạn không nên tự ý kết hợp Timolol với những loại thuốc khác

Bạn không nên tự ý kết hợp Timolol với những loại thuốc khác 

Lưu ý: 

  • Phần hướng dẫn về cách sử dụng thuốc và liều lượng hướng dẫn trong bài viết này không thay thế cho tư vấn chuyên môn của chuyên gia y tế. 
  • Nếu chưa kiểm tra thị lực, bạn không nên tự ý dùng thuốc Timolol. 

Hy vọng sau thông tin chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu hơn về công dụng và trường hợp chỉ định của Timolol. Để phòng ngừa rủi ro, tác dụng phụ khi dùng thuốc, bạn nên đi khám mắt, tham khảo kỹ tư vấn của bác sĩ. Nếu phân vân chưa biết nên khám mắt ở đâu, bạn có thể tìm đến chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ 24/7. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ