Tin tức

Những cách điều trị đái tháo đường hiệu quả nhất hiện nay

Ngày 27/08/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Mục tiêu chung của các phương pháp điều trị đái tháo đường là kiểm soát tốt lượng đường huyết, từ đó giảm nguy cơ biến chứng bệnh. Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ điều trị cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến và mang lại hiệu quả cao.

1. Một số thông tin về bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường thường là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt insulin, đề kháng với insulin hoặc do cả 2 lý do trên. Bệnh có thể được phân chia thành 3 loại là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. 

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi bị đái tháo đường, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều, ngứa ran ở bàn tay hay bàn chân, mệt mỏi, dễ cáu gắt, nhìn mờ, vết thương khó lành, sụt cân, vùng da quanh cổ hoặc nách sẫm màu hơn bình thường,...

Những đối tượng có nguy cơ cao bị đái tháo đường như người từ 45 tuổi trở lên, người có chế độ ăn không lành mạnh, người bị béo phì, người lười vận động, có tiền sử tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, trong gia đình có người bị đái tháo đường,...

2. Cách điều trị đái tháo đường

Để điều trị đái tháo đường hiệu quả, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp như điều chỉnh lối sống, rèn luyện thể chất, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,... Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể:

2.1. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Bệnh nhân đái tháo đường cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống:

- Người bệnh nên ăn nhiều loại ngũ cốc, trái cây, rau xanh, các loại hạt,... Những thực phẩm này thường có nhiều vitamin và khoáng chất và chứa rất ít carbohydrate, do đó phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh. 

Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả

Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả

Không những vậy, các loại trái cây, rau củ còn có chứa nhiều chất xơ và giúp quá trình hấp thụ đường diễn ra chậm rãi, phòng tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Chất xơ cũng góp phần hạn chế sự hấp thu chất béo của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp bệnh nhân cảm thấy nhanh no, no lâu hơn và đồng thời giảm cảm giác thèm ăn,...

Một số loại trái cây mà bệnh nhân có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như ớt chuông, cà chua, rau lá xanh, bông cải xanh, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,...

- Người bệnh cũng nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa để có thể giảm cholesterol xấu trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch. Một số thực phẩm chứa chất béo tốt bao gồm dầu hướng dương, dầu oliu, các loại hạt, các loại cá béo,...

- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu chia khẩu phần ăn của người bệnh thành 4 phần thì trái cây và rau củ nên chiếm 2 phần, các loại ngũ cốc nguyên hạt chiếm một phần và các thực phẩm chứa nhiều đạm chiếm 1 phần. 

- Người bệnh nên loại bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu.

2.2. Tập thể dục thường xuyên

Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên rèn luyện thể chất. Thói quen này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như sau: 

Thường xuyên tập thể dục để duy trì đường huyết

Thường xuyên tập thể dục để duy trì đường huyết

- Kiểm soát cân nặng hiệu quả. 

- Duy trì đường huyết ổn định.

- Tăng độ nhạy cảm với insulin.

Để đạt được những lợi ích như trên, người bệnh cần tập luyện hàng ngày, mỗi ngày nên tập khoảng 30 phút. Ban đầu, tập luyện ở mức vừa phải, sau đó tăng dần cường độ tập. Một số bài tập có thể áp dụng như đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, bài tập kháng lực, bài tập phối hợp,... 

2.3. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

- Các loại thuốc không phải insulin:

+ Nhóm thuốc Biguanide giúp giảm lượng đường máu, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành đường. 

+ Nhóm Thiazolidinedione: Có tác dụng làm giảm lượng đường máu, giúp các tế bào mỡ sử dụng insulin hiệu quả hơn. 

+ Nhóm Sulfonylureas: Thúc đẩy tuyến tụy bài tiết insulin, giảm glucose. 

+ Nhóm Meglitinides: Có tác dụng giúp cơ thể sản sinh ra nhiều insulin hơn. 

Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc khác. Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu xảy ra bất thường trong quá trình dùng thuốc thì cần liên hệ sớm với bác sĩ điều trị. 

- Insulin: Thường được dùng với dạng tiêm và rất phổ biến trong điều trị bệnh đái tháo đường type 1. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng cụ thể. 

2.4. Theo dõi đường huyết

Bệnh nhân đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết theo đúng những lời chỉ dẫn của bác sĩ. Việc theo dõi thường xuyên và kịp thời áp dụng những phương pháp điều chỉnh đường huyết về mức ổn định sẽ giúp cải thiện bệnh, phòng tránh nguy cơ biến chứng. 

2.4. Điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Mẹ bầu bị mắc đái tháo đường thai kỳ cũng cần được điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả để bảo sức khỏe của bản thân cũng như đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Một số điều cần lưu ý như sau: 

Mẹ bầu bị đái tháo đường cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Mẹ bầu bị đái tháo đường cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

- Điều chỉnh chế độ ăn giúp đảm bảo kiểm soát lượng đường máu, đồng thời vẫn có đủ dưỡng chất để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. 

- Tập thể dục ở mức vừa phải, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. 

- Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

2.5. Điều trị tiền đái tháo đường

Tiền đái tháo đường là những trường hợp có lượng đường huyết cao nhưng chưa đến mức bị đái tháo đường. Nếu không điều trị, những người này cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường. 

Do đó, người bệnh cần lưu ý những điều sau: Thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập luyện hoặc có thể dùng thuốc nếu cần thiết và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đường huyết được ổn định. 

Nên đi khám định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả

Nên đi khám định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả

Ngoài các phương pháp điều trị đái tháo đường nêu trên, người bệnh cũng nên thường xuyên chia sẻ với mọi người xung quanh, tránh tâm lý áp lực, căng thẳng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần ổn định đường huyết. 

Để được tìm hiểu thêm về bệnh đái tháo đường hoặc có nhu cầu muốn thăm khám, đặt lịch xét nghiệm kiểm tra đường huyết định kỳ tại viện và tại nhà, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, để được các tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC tư vấn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.