Tin tức
Những cách phát hiện ung thư cổ tử cung hiệu quả mà đơn giản
- 14/01/2021 | Bác sĩ giải đáp: ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không?
- 14/01/2021 | Ung thư cổ tử cung có lây không và các vấn đề thầm kín khác
- 12/01/2021 | Hỏi đáp: Độ tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay là bao nhiêu?
1. Ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm bằng cách nào?
Ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm bằng các xét nghiệm sàng lọc. Xét nghiệm Pap tìm kiếm tế bào ung thư hoặc tế bào bất thường tiền ung thư và xét nghiệm HPV xác nhận sự nhiễm virus này là xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất. Nếu chờ các triệu chứng bệnh xuất hiện thì hầu hết bệnh đã ở giai đoạn tiến triển hoặc muộn.
Phát hiện sớm đem lại cơ hội chữa khỏi cao với ung thư cổ tử cung
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã có những khuyến cáo với phụ nữ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung từ giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư mới khởi phát như sau:
-
Bắt đầu từ 21 tuổi, nên có ý thức sàng lọc ung thư cổ tử cung.
-
Từ 21 - 29 tuổi: nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần.
-
Từ 30 tuổi trở lên: thực hiện xét nghiệm Pap và HPV 5 năm 1 lần.
-
Phụ nữ nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung từ khi 21 tuổi.
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên là đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung
-
Phụ nữ trên 65 tuổi nếu xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên, kết quả bình thường trong ít nhất 10 năm thì có thể dừng sàng lọc. Nếu có tiền ung thư nặng với kết quả CIN2 hoặc CIN3 thì nên tiếp tục xét nghiệm sàng lọc ít nhất thêm 20 năm.
-
Có thể ngưng sàng lọc khi đã phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung. Nếu chỉ cắt bỏ tử cung không cắt bỏ cổ tử cung thì thực hiện sàng lọc ung thư theo hướng dẫn như trên.
-
Phụ nữ có hệ miễn dịch kém, sử dụng thuốc steroid kéo dài, nhiễm HIV hoặc từng ghép tạng cần được xét nghiệm sàng lọc thường xuyên hơn với cả ung thư cổ tử cung lẫn các bệnh ung thư khác.
-
Phụ nữ đã tiêm phòng vắc xin HPV vẫn cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc theo lứa tuổi vì vẫn có nguy cơ mắc chủng HPV mà cơ thể chưa có kháng thể và phát triển ung thư cổ tử cung.
Những bệnh nhân đã được chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung không áp dụng tiêu chuẩn sàng lọc bệnh này mà sẽ thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Xét nghiệm Pap là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cơ bản nhất
2. Cách phát hiện ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm Pap hiện nay đã được lựa chọn là xét nghiệm thường quy trong sàng lọc, là cách phát hiện ung thư cổ tử cung sớm với các tổn thương tiền ung thư. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu tế bào cổ tử cung và xét nghiệm phân tích tìm những tế bào bất thường trong giai đoạn sớm.
Ngoài ra, xét nghiệm DNA HPV cũng là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung quan trọng, cho phép kiểm tra bệnh nhân có mắc chủng HPV nguy cơ cao hay không dựa trên tìm kiếm các đoạn DNA của chúng. Xét nghiệm này có thể thực hiện đồng thời với xét nghiệm Pap để sàng lọc ở người có nguy cơ cao.
Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc bất thường, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm sâu hơn cho phép chẩn đoán ung thư cổ tử cung chi tiết hơn.
3. Tìm hiểu các dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư cổ tử cung
Thực tế, bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm hoặc tiền ung thư không có dấu hiệu. Chỉ khi khối u kích thước lớn, xâm lấn rộng và sâu vào các mô xung quanh thì một vài triệu chứng sau có thể xuất hiện.
Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung thường gặp nhất:
Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo không trong kỳ hành kinh, chảy máu sau quan hệ tình dục, chảy máu khi đã mãn kinh, thời gian kinh nguyệt dài hơn bình thường hoặc nhạy cảm hơn, ngay sau khi thụt rửa hoặc khám âm đạo bệnh nhân cũng có thể chảy máu. Triệu chứng này khá phổ biến ở phụ nữ ung thư cổ tử cung nhưng thường bị bỏ qua do nhầm lẫn với bệnh phụ khoa hoặc do kỳ kinh nguyệt.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung thường xuất hiện muộn
Dịch tiết bất thường
Ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa đều gây ra triệu chứng này, với dịch tiết âm đạo có màu vàng, xanh bất thường và mùi hôi. Cách phân biệt là dịch tiết âm đạo do ung thư cổ tử cung đôi khi chứa lượng máu nhỏ nên có màu đỏ sậm hoặc hồng.
Đau vùng chậu
Khối u ung thư có kích thước càng lớn, chèn ép càng nhiều lên các cơ quan và dây thần kinh thì triệu chứng đau vùng chậu càng rõ ràng. Cơn đau này tương đối giống với đau bụng kinh khi tử cung co bóp nhiều đẩy máu kinh ra ngoài.
Đau khi quan hệ
Khi quan hệ tình dục, những tác động lên khối u ung thư sẽ gây đau đớn cho người phụ nữ.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, ung thư đã di căn và chèn ép đến niệu quản, thận, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng khác như:
-
Có máu trong nước tiểu.
-
Sưng phù chân.
-
Rối loạn đi tiểu hoặc đi tiêu.
Mặc dù triệu chứng đa dạng nhưng không đặc trưng, nguyên nhân có thể do ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác. Chính điều này đã khiến nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng nên cơ hội điều trị thành công thấp.
Ung thư cổ tử cung khi đã lan rộng rất khó điều trị
Cách phát hiện ung thư cổ tử cung sớm tốt nhất là nên xét nghiệm sàng lọc thường xuyên. Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng nằm trong nhóm xét nghiệm phụ khoa được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Để đăng ký tư vấn về xét nghiệm sàng lọc ung thư, hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
