Tin tức
Những dấu hiệu ung thư dạ dày điển hình nhất
- 13/08/2020 | Tìm vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày chỉ qua hơi thở
- 17/10/2020 | Giá trị của các dấu ấn sinh học trong sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và tiê...
1. Đại cương về bệnh ung thư dạ dày
Căn nguyên của bệnh
ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm hiện nay đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mỗi năm chỉ vì phát hiện muộn và không được điều trị đúng cách. Bất kể ở vị trí nào của dạ dày khi có dấu hiệu tổn thương hoặc tế bào phát triển một cách không bình thường đều có nguy cơ dẫn đến ung thư. Hầu hết nguyên nhân khiến cho các tế bào ung thư trong dạ dày hình thành và phát triển là do viêm, loét, đau dạ dày lâu ngày không điều trị khỏi hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến biến chứng.
Viêm, loét dạ dày lâu ngày nếu không điều trị có thể dẫn đến nguy cơ chuyển sang ung thư
Các giai đoạn ung thư dạ dày
Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn khác nhau với mức độ nặng tăng dần:
-
Giai đoạn ủ bệnh hay giai đoạn đầu, các tế bào ung thư còn nằm dưới lớp niêm mạc và phát triển với tốc độ chậm, các dấu hiệu nhận biết rất ít và mơ hồ.
-
Giai đoạn 1 là thời kỳ bệnh đã có sự khởi phát, các tế bào ung thư có sự xâm nhập sâu hơn vào bên trong nhưng vẫn chưa có biểu hiện bệnh cụ thể.
-
Giai đoạn 2 là lúc các tế bào ung thư đã qua khỏi lớp niêm mạc và bắt đầu gây ảnh hưởng nhiều hơn. Lúc này người bệnh bắt đầu có thể nhận biệt thông qua một số dấu hiệu ung thư dạ dày như bụng đau, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa,...
-
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3 là lúc bệnh tình đã bắt đầu trở nặng, các tế bào ung thư đã có sự lan rộng sang các cơ quan khác. Dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn này cũng rõ ràng hơn và hầu hết bệnh nhân đều cần phải nhanh chóng có sự can thiệp điều trị đúng cách.
-
Giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối là khi bệnh đã có sự di căn, tế bào ung thư hầu như đã có sự xâm lấn sang toàn bộ cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu ung thư dạ dày rất mơ hồ, người bệnh có thể chỉ xuất hiện các cơn đau bụng kèm nôn mửa, chán ăn
2. Các dấu hiệu ung thư dạ dày điển hình
Dấu hiệu ung thư dạ dày điển hình cần cảnh giác ở giai đoạn sớm
Khi các tế bào ung thư mới hình thành, chưa có sự xâm lấn nên ít gây ảnh hưởng đến cơ thể, vì vậy mà các dấu hiệu còn mơ hồ và khó có thể phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bạn thấy cơ thể có một số biểu hiện dưới đây thì nên nhanh chóng tiến hành kiểm tra tại cơ sở y tế để kiểm tra:
-
Ợ chua liên tục là biểu hiện của chức năng hệ tiêu hóa đang có sự suy yếu dần, hơi thở ra nóng.
-
Cảm giác chán ăn kể cả khi bụng đang đói, nhất là những món dầu mỡ hay thậm chí là cả thịt nạc.
-
Bụng đau liên tục, đau nhiều ở vùng thượng vị và xảy ra không theo một chu kỳ nào.
-
Sụt cân nhanh trong một khoản thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân, cơ thể thiếu chất, nguồn năng lượng cung cấp không đủ nên thường xuyên thấy chóng mặt, uể oải, làm việc kém năng suất.
-
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn có thể thấy đầy bụng, chướng hơi, tức, khó tiêu hoặc đi kèm với xuất huyết dạ dày dẫn đến thiếu máu.
Ung thư dạ dày có thể khiến người bệnh nôn ói thường xuyên, người mệt mỏi, thiếu năng lượng
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn sau
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn là 3 và 4 thì các dấu hiệu ung thư dạ dày sẽ rõ ràng hơn nhưng việc điều trị ở thời điểm này vô cùng gian nan và tốn kém. Hơn nữa, có thể đã có sự ảnh hưởng nghiêm trọng nên có các biểu hiện nặng như:
-
Bụng đau quằn quại và hơn hẳn những cơn đau trước, kéo dài liên tục không ngớt và ngày càng tồi tệ hơn, thậm chí thuốc giảm đau cũng không có hiệu quả trong trường hợp này.
-
Xuất huyết dạ dày nghiêm trọng dẫn đến mất máu, da xanh xao, cơ thể ốm yếu, trong dịch nôn hầu như đều thấy có máu, mùi tanh khó chịu.
-
Chẩn đoán thăm dò sẽ thấy có khối u hình thành ở vùng thượng vị, nổi rõ sau khi ăn và có sự di chuyển theo nhịp thở. Khi các khối u này có sự xâm lấn ra xung quanh thì khả năng di chuyển sẽ không còn.
-
Nếu dạ dày bị thủng, người bệnh còn có các biểu hiện như bụng căng cứng, nôn ói nhiều, chóng mặt, phân màu đen.
-
Một số dấu hiệu khác ngoài đường tiêu hóa mà bạn cũng không thể bỏ qua khi bị ung thư dạ dày bao gồm:
-
Gan to, nhiều khối u do các tế bào ung thư di căn.
-
Tràn dịch màng bụng, có thể sờ thấy có khối u do tế bào ung thư có sự xâm lấn ở màng phúc mạc.
Khi các tế bào ung thư đã có sự di căn, dấu hiệu của bệnh rõ ràng và dễ nhận biết hơn
3. Điều trị
Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày còn tùy thuộc vào mức độ, tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, điều kiện kinh tế,... Thường thì ba phương pháp phổ biến nhất và cho hiệu quả tối ưu hiện nay là phẩu thuật, hóa trị và xạ trị.
-
Phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư được áp dụng trong trường hợp các khối u kích thước nhỏ, chưa có sự xâm lấn đến các cơ quan khác.
-
Xạ trị là phương pháp điều trị cục bộ bằng cách dùng tia năng lượng cao chiếu thẳng đến vị trí khối u để tiêu diệt hoặc làm nhỏ kích thước.
-
hóa trị được sử dụng vào giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã có sự xâm lấn đến nhiều bộ phận bởi đây là phương pháp điều trị toàn thân.
Trong một số trường hợp, hóa xạ trị được sử dụng để làm teo dần kích thước của khối u rồi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. Hoặc cũng có thể tiến hành sau khi đã phẫu thuật nhằm mục đích tiêu hủy các khối u còn sót lại. Do hóa xạ trị có được sử dụng với mục đích phá hủy tế bào ung thư nên các tế bào bình thường cũng có thể bị ảnh hưởng. Do đó hai phương pháp này để lại rất nhiều tác dụng phụ khiến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người ung thư dạ dày bị ảnh hưởng.
Nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng nói trên thì đừng chủ quan bởi đôi khi đó lại là dấu hiệu ung thư dạ dày. Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ là cách nhanh chóng để sàng lọc và phát hiện sớm bệnh lý. Bất kể khi nào bạn cần cũng có thể liên hệ đến số hotline:1900.56.56.56, các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ nhanh chóng hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!