Tin tức
Những điều bạn nên biết về tình trạng thiếu máu cơ tim
- 17/02/2022 | 5 điều bạn nên nhớ về bệnh thiếu máu cơ tim
- 29/04/2021 | Phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim áp dụng trong trường hợp nào?
- 19/04/2021 | Giải đáp: Thiếu máu cơ tim có phải là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim?
- 29/04/2021 | Phương pháp ECG thiếu máu cơ tim có hiệu quả trong chẩn đoán bệnh?
1. Bệnh thiếu máu cơ tim
Có thể nói thiếu máu cơ tim là một trong những vấn đề về tim mạch khá phổ biến hiện nay, chúng còn được biết tới với tên gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim. Khi mắc bệnh, tim không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, chính vì thế hoạt động của cơ quan này chịu nhiều ảnh hưởng.
Trong đó, khả năng bơm của tim mạch suy giảm rõ rệt nhất và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, ví dụ như tình trạng rối loạn nhịp tim, suy tim. Đáng lo ngại nhất khi là bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời và phải đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim. Các số liệu thống kê cho thấy đa phần bệnh nhân gặp biến chứng nhồi máu cơ tim đều tử vong.
Thiếu máu cơ tim là vấn đề tim mạch thường gặp
Hiện nay, tùy từng bệnh nhân, triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim có thể khác nhau. Một số người không kịp thời phát hiện, điều trị do các triệu chứng khá mơ hồ, hoặc không có dấu hiệu gì. Ngược lại, nhiều bệnh nhân cảm nhận rõ cơn đau thắt ngực, kèm theo tình trạng khó thở, mệt mỏi…
Các bác sĩ cho biết ngay khi xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ, bệnh nhân cần được sơ cứu đúng cách, tránh những diễn biến phức tạp về sau. Đó là lý do vì sao chúng ta cần tận dụng thời gian vàng để sơ cứu, cấp cứu cho người bệnh.
2. Thiếu máu cơ tim xảy ra vì lý do gì?
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu cơ tim nên mọi người khá quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào thông tin này chúng ta biết được mình có nguy cơ mắc bệnh hay không, đồng thời có kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
Bệnh nhân xơ vữa động mạch có nguy cơ bị thiếu máu cục bộ cơ tim
Trên thực tế, tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim có thể diễn ra tương đối chậm sau một thời gian tắc nghẽn ở khu vực động mạch vành. Nhiều trường hợp bệnh nhân lại bất ngờ bị thiếu máu tới cơ tim, nguyên nhân là do xuất hiện các cục máu đông của động mạch vành. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng cần theo dõi và điều trị sớm, giảm tổn thương đối với tim mạch.
Hiện nay, đa phần người bệnh đều có tiền sử rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa tích tụ lâu ngày chính là lý do khiến máu lưu thông kém, không thể cung cấp đủ cho cơ tim hoạt động. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cục máu đông cũng là vấn đề đáng lo ngại, chúng thường gây hiện tượng tắc nghẽn động mạch khi di chuyển tới những vị trí hẹp. Cục máu đông vốn được hình thành, tích tụ từ những mảng xơ vữa, chính vì thế mọi người nên điều trị dứt điểm bệnh xơ vữa động mạch để không gặp phải nhiều biến chứng xấu kể trên.
Các bác sĩ cũng cho biết người bị co thắt động mạch vành cũng có khả năng thiếu máu cơ tim, tình trạng này tuy hiếm gặp nhưng chúng ta vẫn nên quan tâm và theo dõi.
3. Bệnh thiếu máu cơ tim có thể điều trị được không?
Chắc hẳn khá nhiều bạn lo lắng không biết bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim có thể điều trị được hay không? Nhìn chung, nếu tận dụng được thời điểm vàng thì cơ hội bình phục sức khỏe tương đối cao, càng kéo dài thời gian thì tim sẽ càng chịu tổn thương nặng nề.
Nhiều người lo lắng bệnh thiếu máu cơ tim có điều trị được không?
Đối với bệnh nhân có triệu chứng hơn 5 phút, chúng ta cần nhanh chóng cho họ đi cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Quá 15 phút, sức khỏe bệnh nhân sẽ suy giảm đáng kể, tính mạng có thể bị đe dọa.
Khi tới các cơ sở y tế để điều trị thiếu máu cơ tim, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Với những người bệnh nhẹ, điều trị bằng thuốc sẽ là phương án được ưu tiên hơn cả, tuy nhiên chúng ta cần kiên trì và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ để sức khỏe sớm hồi phục. Một số nhóm thuốc thường dùng cho bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim là: nhóm chống cục máu đông, nhóm thuốc chẹn beta, nhóm thuốc làm hạ mỡ máu,…
Với những trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim nặng, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tổn thương. Hiện nay, với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại ra đời, hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị, tăng cơ hội thành công, giúp người bệnh có hy vọng phục hồi sức khỏe. Mọi người có thể tham khảo một số phương pháp như: phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc đặt stent,…
Bệnh nhân thiếu máu cơ tim nặng cần phải phẫu thuật
Nhìn chung, điều trị thiếu máu cơ tim là cả một quá trình, sau khi kết thúc liệu trình tại bệnh viện, mọi người vẫn nên duy trì chăm sóc sức khỏe tại nhà. Cách đơn giản nhất đó là xây dựng thói quen sống khoa học, điều độ hơn, từ luyện tập thể thao, chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ngủ đúng giờ và luôn giữ tinh thần thoải mái,…
4. Cơ sở y tế khám và phát hiện sớm thiếu máu cơ tim
Việc điều trị bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim là vô cùng cần thiết, đó là cách duy nhất giúp ngăn ngừa biến chứng, tăng cơ hội phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám thiếu máu cơ tim, trong đó mọi người có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chúng tôi tự hào là đơn vị y tế có bề dày kinh nghiệm hơn 26 năm cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn vững, tận tâm.
Dịch vụ xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá tốt
Đặc biệt, dịch vụ xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được các cơ quan quản lý và khách hàng đánh giá cao. Bệnh viện sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng chỉ CAP đối với phòng LAB đạt chuẩn, đây là chứng chỉ cấp bởi Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Nhìn chung bệnh thiếu máu cơ tim cần được theo dõi và điều trị kịp thời để kiểm soát tốt diễn biến bệnh. Trong trường hợp phát hiện triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim, mọi người có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được xử trí kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!