Tin tức
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc ho
- 28/09/2020 | Ho lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?
- 28/09/2020 | Khi nào thì bị ho dị ứng và cách điều trị
1. Cơn ho và những điều bạn nên biết
Hãy cùng tìm hiểu về sự xuất hiện của những cơn ho, triệu chứng đi kèm và các nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ho là gì?
Khi đường thở trong phổi bị kích thích bởi các yếu tố như chất tiết, chất khí kích thích, nhiễm trùng, khói thuốc hay bụi tạo ra một phản ứng tự động được gọi là ho.
Nhiều người chọn thuốc ho như một giải pháp hiệu quả nhất để chữa dứt điểm cơn ho
Đây không phải là một bệnh, đây là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, có thể là tim mạch. Ho có thể là ho mạn tính hoặc là ho cấp tính.
- Ho cấp tính: Ho kéo dài khoảng dưới 3 tuần.
- Ho mãn tính: Ho kéo dài trên 8 tuần ở người lớn, trẻ em 4 tuần.
Những dấu hiệu đi kèm với ho
Có các triệu chứng dễ nhận biết đi kèm với những cơn ho, có thể kể đến như:
Triệu chứng đi kèm với ho cấp tính
- Cơ thể dễ mệt mỏi.
- Sổ mũi, viêm họng, thở khò khè.
- Sút cân.
- Bị sốt và cơ thể ớn lạnh.
- Khó nuốt thức ăn, ho khi nuốt thức ăn.
Triệu chứng đi kèm với ho mãn tính
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Chảy nước mũi sau (từ lỗ mũi chảy xuống cổ họng).
- Đau họng, khàn tiếng.
- Thở khò khè, có thể khó thở.
- Ợ nóng, ợ chua.
- Có thể ho ra máu.
Nguyên nhân gây ra ho là gì?
Cần làm rõ nguyên nhân gây ra ho để có phương pháp điều trị cũng như chọn được loại thuốc ho hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân dẫn đến ho gồm có:
Nguyên nhân ho cấp tính
- Các bệnh nhiễm trùng cổ họng do virus: Như cảm lạnh thông thường, viêm thanh quản do cúm hoặc virus.
- Viêm mũi dị ứng (dị ứng phấn hoa): Thường do các tác nhân dị ứng trong môi trường gây ra như phấn hoa, bụi bẩn, lông hoặc nước bọt của động vật dẫn đến các triệu chứng như cảm lạnh, ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi.
- Tiếp xúc với khói: Có thể gây ảnh hưởng đến đường thở.
- Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Như viêm phế quản, viêm phổi thường gây ho và sốt.
- Thuyên tắc phổi: Là tình trạng cục máu đông di chuyển từ tĩnh mạch đến phổi gây khó thở, ho ra máu, nguy hiểm đến tính mạng.
- Tràn khí màng phổi (xẹp phổi): Có thể thấy ở những người hay hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến đau quặn ngực, khó thở, ho khan.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Gây ra các chứng như ho khan, ợ nóng.
- Suy tim: Dẫn đến dịch có thể tích tụ trong phổi, gây khó thở và ho.
Nguyên nhân ho mãn tính
- Hội chứng ho đường hô hấp trên (UACS): Xảy ra khi xoang tiết ra nhiều chất nhầy chảy xuống họng và gây ho.
- Hen suyễn: Ho là một trong những triệu chứng chính của bệnh hen suyễn.
Bệnh hen suyễn thường dễ tái phát vào mùa lạnh
- Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược vào thực quản, kích thích thực quản lâu dẫn dẫn đến ho mạn tính.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Dẫn đến viêm tiểu phế quản hay viêm phổi làm cho tình trạng ho ngày càng nặng.
- Thuốc huyết áp: Đây là loại thuốc được kê cho bệnh nhân bị tăng huyết áp và suy tim, gây nên ho mạn tính.
- Viêm phế quản mạn tính: Ho dai dẳng, ho có đờm kèm chất nhầy là triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản mạn tính.
- Ung thư phổi: Xuất hiện khoảng 80% ở những người hút thuốc lá thường xuyên làm người bệnh ho ra máu kèm theo khó thở.
Mức độ nguy hiểm của ho
Ho sau đợt cảm cúm hay cảm lạnh thường không đáng lo ngại.
Nếu tình trạng ho có đờm, ho ra máu kéo dài lâu này sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, viêm phổi, viêm phế quản hay lao phổi.
2. Thuốc ho có thực sự tốt?
Để xác định xem những loại thuốc ho có thực sự đem lại hiệu quả, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các loại thuốc này.
Thuốc ho có tác dụng gì?
Ức chế ho khan, ho ra đờm là tác dụng chính của thuốc ho.
Các loại thuốc ho
- Thuốc ức chế ho: Có tác dụng ức chế phản xạ ho, có thể kể đến Pholcodine hoặc Dextromethorphan.
- Thuốc long đờm: Giúp tăng dịch phổi tiết ra, làm dịch dễ tống ra ngoài hơn, có các loại như Ipecacuanha hoặc Guaifenesin.
- Thuốc kháng histamin: Làm giảm histamine, giảm phù nề và chất nhầy do phổi bài tiết cũng giảm đi, các loại thuốc kháng histamin đó là Triprolidine, Brompheniramine, Diphenhydramine, Doxylamine,…
- Thuốc chống phù nề: Khiến cho các mạch máu ở phổi và mũi co lại, tình trạng phù nề được giảm bớt, đó là các thuốc như Ephedrine, Xylometazoline, Phenylephrine, Oxymetazoline,…
- Ngoài ra còn có các loại thuốc ho chứa các dược chất như Paracetamol hay Ibuprofen.
Khi sử dụng thuốc ho cần có sự tư vấn của bác sĩ
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc ho
Các tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Cơ thể mệt mỏi.
- Chóng mặt.
- Nhịp tim nhanh.
- Buồn nôn.
- Mặt đỏ bừng.
- Nổi mày đay.
- Táo bón.
- Buồn ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Hệ thần kinh trung ương bị ức chế.
- Suy hô hấp.
Chống chỉ định thuốc với những trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế như Monoaminoxydase (MAO) vì sẽ gây sốt cao, tăng huyết áp, chóng mặt, chảy máu não, tệ nhất có thể gây tử vong.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người bị hen hoặc tràn khí.
- Người bệnh bị suy giảm hô hấp cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Có thể nhận thấy rằng, các loại thuốc ho chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn khi triệu chứng bệnh còn nhẹ. Khi tình trạng ho diễn ra đi kèm với những triệu chứng trên, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân của những cơn ho để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh xảy ra tình trạng nguy hiểm không mong muốn. MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi trong và ngoài nước cùng trang thiết bị hiện đại là một nơi bạn có tin tưởng để khám và chữa dứt điểm bệnh lý này.
Hãy đến MEDLATEC thăm khám và điều trị khi bạn bị cơn ho dai dẳng kéo dài
Mọi thắc mắc sẽ được tư vấn miễn phí khi liên hệ với bệnh viện qua hotline 1900 56 56 56 hoặc hỏi đáp online qua website medlatec.vn, đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!