Tin tức

Ho lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?

Ngày 27/09/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Thời tiết giao mùa cũng là lúc sức khỏe con người có những biểu hiện thay đổi để phản ứng với sự thay đổi của môi trường. Lúc này nhiều người có thể sẽ xuất hiện những cơn đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm hay thậm chí là ho. Tình trạng ho có thể hết sau khi điều trị, nhưng cũng có những trường hợp ho lâu ngày không khỏi, người bệnh cần đi khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân để được điều trị đúng cách.

1. Thế nào là bị ho lâu ngày?

Khi cổ họng của chúng ta bị mắc các dị vật hay đường thở bị bít tắc bởi các chất dịch nhầy, đờm do bệnh lý phế quản, cảm cúm gây nên thì sẽ xuất hiện triệu chứng ho nhằm đẩy mạnh các dị vật đó ra khỏi cơ thể. Hoặc ho cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác. Việc ho lâu ngày là tình trạng ho dai dẳng không khỏi tái diễn trong nhiều ngày, khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí gây mất ngủ về đêm và cần được đi khám, chữa trị kịp thời. 

2.  Tại sao ho lâu ngày mãi không khỏi?

  • Ho do thói quen hút thuốc: Những người hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm và ngay cả những người hút thuốc thụ động (không trực tiếp hút thuốc nhưng hàng ngày tiếp xúc nhiều với khói thuốc do người khác hút) cũng có thể bị mắc bệnh về phổi và gây ho nhiều;

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ho lâu ngày

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ho lâu ngày

  • Viêm xoang: chứng viêm xoang mạn tính khiến mũi họng tiết nhiều dịch, dịch thông qua thành họng chảy xuống sẽ kích thích phản xạ ho, nếu không có biện pháp điều trị ho sẽ kéo dài không khỏi;

  • Trào ngược dạ dày: axit trong dạ dày khi bị trào ngược lên thực quản sẽ gây ợ hơi, ợ nóng, ợ chua lâu ngày dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản, viêm họng và khiến bệnh nhân bị ho;

  • Hen phế quản: hen có thể gây ho và thường phát bệnh theo mùa hoặc tiếp xúc với không khí lạnh, khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn hoặc hít phải những hoá chất gây kích ứng;

  • Viêm phế quản: đây là một trong những nguyên nhân gây nên biểu hiện ho rõ rệt, ho lâu ngày không khỏi, có thể khiến phế quản xung huyết, khó khăn khi thở,... 

  • Do tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, nhóm thuốc ức chế men chuyển có thể sẽ gây nên tình trạng ho khan ở người bệnh. Triệu chứng ho lâu ngày sẽ hết khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.

Các loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ ho nhiều cho người bệnh

Các loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ ho nhiều cho người bệnh

3. Đọc vị các triệu chứng ho

Ho khan không dứt

Ho khan là tình trạng bệnh nhân ho không tiết dịch, không có đờm và ho nhiều. Một số bệnh nhân có thể nuốt đờm khi ho. Nếu biểu hiện này xảy ra lâu ngày bệnh nhân cần đi khám vì có thể bị mắc các bệnh liên quan đến viêm thanh quản.

Ho có đờm

Trái với ho khan, ho xuất hiện đờm là khi bệnh nhân ho có khạc ra chất nhầy ở cổ họng, cảm thấy nặng ngực, mệt mỏi, khó thở. Ho có đờm có thể là triệu chứng của nhiễm trùng, viêm họng, ung thư vòm họng, thực quản, thanh quản, khí quản.

Ho thành từng cơn dai dẳng

Cũng có những trường hợp bệnh nhân ho dồn dập trong một thời gian ngắn, sau đó thì hết, rồi lại tiếp diễn, đó là ho thành từng cơn và hay gặp ở triệu chứng ho gà. Khi ho kéo dài không dứt sẽ làm tăng áp lực lồng ngực, ứ huyết tĩnh mạch chủ và khiến tĩnh mạch ở cổ phồng lên gây đỏ mặt, đỏ cổ họng. Ho nhiều cũng khiến bệnh nhân bị đau đầu, choáng váng, chảy nước mắt và thậm chí buồn nôn, tức ngực, đau thắt bụng do bị co bóp dồn dập, lâu ngày.

Ho ra máu

Đối với trường hợp ho ra máu có thể là triệu chứng của các bệnh như ung thư phổi hoặc viêm phổi cấp, viêm phổi mạn tính.

Ngoài ra đây cũng là biểu hiện của bệnh lao, nếu đi kèm với ho lâu ngày, sụt cân, sốt nhẹ về chiều.

Ho ra máu cũng có thể là biểu hiện của bệnh nặng về đường hô hấp

Ho ra máu cũng có thể là biểu hiện của bệnh nặng về đường hô hấp

4. Sử dụng thuốc trị ho cần lưu ý những gì?

Khi điều trị ho kéo dài bằng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Đối với thuốc có tác dụng làm giảm cơn ho và được kê cho trường hợp ho khan sẽ không dùng được cho trường hợp bệnh nhân ho có đờm hoặc có biểu hiện của suy hô hấp. Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc người bệnh không nên dùng lâu dài mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc ho về uống;

  • Trong trường hợp ho có đờm, bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc long đờm hoặc tan đờm. Không dùng kết hợp thuốc trị ho và thuốc long đờm vì khi đó đờm tiết nhiều hơn trong khi bệnh nhân giảm ho sẽ không thể khạc đờm ra được;

  • Buổi tối trước khi đi ngủ không nên sử dụng thuốc long đờm vào thời gian này do khi ngủ, nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ hoạt động ít hơn ban ngày, và tư thế nằm sẽ khiến cho đờm ứ đọng trong họng.

5. Biện pháp phòng ho tái phát

  • Tránh xa khói thuốc (kể cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động) do đây là nguyên nhân chính phá huỷ lá phổi và khiến người bệnh ho lâu ngày không khỏi;

  • Hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng như thay đổi thời tiết, giữ ấm cơ thể đặc biệt là cổ họng khi đi ra ngoài khi trời gió lạnh, ra vào phòng điều hoà hoặc nằm ngủ trong phòng điều hoà quá lâu dưới nhiệt độ thấp; che chắn bằng khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc dọn dẹp nhà cửa nhiều bụi bẩn, thậm chí khi tiếp xúc với vật nuôi khi bạn bị dị ứng đối với lông thú cưng; không ăn uống quá nhiều những chất kích thích hay đồ cay nóng, đồ chua gây kích thích dạ dày dẫn tới trào ngược,...

  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phòng tránh sự xâm nhập của virus, vi khuẩn có hại cho đường hô hấp;

  • Tiêm vắc xin phòng cúm, nhiễm khuẩn đường hô hô hoặc ngừa viêm phổi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe

Trên đây là những thông tin về triệu chứng ho lâu ngày bạn đọc có thể tham khảo để có cơ sở cho những biểu hiện ho mà mình mắc phải. Nếu xuất hiện triệu chứng ho lâu ngày không khỏi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám bác sĩ và được điều trị đúng cách, đồng thời có thể giúp phát hiện ra các bệnh lý nặng từ sớm và giúp chữa khỏi dứt điểm chứng ho lâu ngày phiền toái này.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị khám chữa bệnh sẽ là một trong những điểm đến đáng tin cậy. Tự hào sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia tư vấn, y bác sĩ chuyên môn cao và có tâm, MEDLATEC cam kết sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chất lượng, cho ra kết quả có độ chính xác cao với chi phí thăm khám và điều trị hợp lý.

Đặc biệt, tại 2 cơ sở BVĐK MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC - 99 Trích Sài - Tây Hồ Bệnh viện có thực hiện khám BHYT, đồng thời áp dụng dụng bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh, vì vậy khách hàng có thể yên tâm lựa chọn cho mình nơi thăm khám phù hợp. Hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài 1900565656 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.