Tin tức
Những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả nhất hiện nay
1. Những điều cần biết về bệnh sa trực tràng
Bệnh sa trực tràng là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn thường ở trẻ nhỏ và người trung niên (từ 50 tuổi trở lên). Bệnh xảy ra khi một phần, thậm chí là toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và chui ra ngoài hậu môn.
1.1. Các loại sa trực tràng
-
Sa niêm mạc
Khi đi đại tiện, lớp niêm mạc ống hậu môn sẽ lộn ngược, giúp cơ thể đẩy phân ra ngoài và sau đó nó sẽ co lại. Tình trạng sa niêm mạc xảy ra khi lớp niêm mạc này lộn quá mức và không thể co về trạng thái cũ.
Các mức độ sa của niêm mạc như sau:
- Bệnh nhân bị sa niêm mạc sau rặn đại tiện và lại có thể tự co lên.
- Sa sau rặn đại tiện nhưng sau đó niêm mạc không thể tự co mà phải đẩy lên.
- Bệnh nhân dễ dàng bị sa niêm mạc khi đi bộ, ngồi xổm, thậm chí khi ho, hắt hơi.
- Tình trạng sa niêm mạc xảy ra thường xuyên.
Bệnh nhân bị sa trực tràng gặp khó khăn khi đi đại tiện
-
Sa toàn bộ
Sa toàn bộ trực tràng: Đây là những trường hợp mà phần trực tràng bị tụt qua ống hậu môn, tuy nhiên ống hậu môn vẫn được giữ nguyên tại chỗ.
Sa trực tràng và ống hậu môn: Xảy ra khi cả phần trực tràng và ống hậu môn cùng lộn ra bên ngoài.
Các mức độ sa trực tràng toàn bộ:
Bị sa trực tràng khi bệnh nhân gắng sức mạnh, chẳng hạn rặn khi đi đại tiện, sau đó tự co lại.
Sa trực tràng sau khi đi đại tiện nhưng trực tràng tự co lại rất chậm, bệnh nhân thường phải lấy tay đẩy lên.
Bệnh nhân có thể bị sa trực tràng ngay cả khi gắng sức nhẹ chẳng hạn như khi hắt hơi, cười, khi đi bộ hoặc ngồi xổm.
Sa trực tràng thường xuyên, ngay cả khi bệnh nhân đứng.
1.2. Những nguyên nhân gây sa trực tràng
Bệnh sa trực tràng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
-
Do tăng áp lực ổ bụng đột ngột và trong một thời gian dài
Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ em bị tiêu chảy, ho gà và những bé trai bị hẹp bao quy đầu. Hoặc người trưởng thành bị bệnh viêm đại tràng mãn tính, bệnh táo bón, kiết lỵ, sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến, hoặc những người thường xuyên phải bê vác nặng,…
Người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn
-
Do suy yếu các cơ giữa hậu môn - trực tràng
Bệnh nhân gặp phải những tình trạng suy yếu cơ thắt và suy yếu cơ nâng hậu môn.
Bệnh nhân bị yếu các cơ đáy chậu.
-
Gặp phải một số khuyết tật về giải phẫu: Chẳng hạn như không có phương tiện đầy đủ nhất để cố định ở phía sau trực tràng, trực tràng bị mất độ cong sinh lý,…
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Trẻ nhỏ đã trải qua phẫu thuật hậu môn.
- Trẻ bị, suy dinh dưỡng hoặc gặp phải các vấn đề về thể chất.
- Nhiễm trùng.
- Phụ nữ đã từng trải qua sinh đẻ hoặc từng phẫu thuật.
- Tình trạng bị yếu cơ sàn chậu theo quy luật lão hóa của tự nhiên.
1.3. Những triệu chứng thường gặp của bệnh sa trực tràng
Dưới đây là những triệu chứng dễ nhận biết khi bị bệnh sa trực tràng:
-
Đi đại tiện thất thường, nhiều lần và đôi khi đi chỉ tiết dịch nhầy.
-
Luôn có cảm giác đi đại tiện nhưng chưa hết phân và có cảm giác tắc nghẽn đại tiện.
-
Chảy máu trực tràng.
2. Các phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị nội khoa và phương pháp phẫu thuật được cho là phổ biến nhất. Trong đó:
2.1. Phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng nội khoa
Phương pháp này thường được áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và khối sa có thể chưa xuất hiện mà bệnh nhân chỉ gặp một số triệu chứng như chảy máu hoặc có chất nhầy ở hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện,…
Phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng nội khoa
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc phù hợp với những tác dụng phổ biến giúp nhuận tràng, làm phân mềm hơn giúp bệnh nhân không còn bị táo bón và đi đại tiện dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ và thói quen ăn uống của mình để góp phần điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:
-
Bệnh nhân cần ăn thêm nhiều loại rau và trái cây, đồng thời uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón.
-
Cần vệ sinh hậu môn đúng cách để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
-
Cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và không nên tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà, tránh tình trạng tiền mất, tật mang và khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Phẫu thuật để điều trị bệnh sa trực tràng
2.2. Phương pháp phẫu thuật
Dựa vào các yếu tố như mức độ sa trực tràng, tuổi tác của người bệnh, người bệnh có mắc bệnh lý kèm theo hay không,… để đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất.
Hiện nay, phẫu thuật đường bụng là một trong những phương pháp được đánh giá cao bởi có thể mang lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Đối với những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nền hay đã cao tuổi thì phẫu thuật qua đường tầng sinh môn sẽ được ưu tiên hơn. Phương pháp này ít gây đau hơn nhưng lại có tỉ lệ tái phát bệnh cao hơn phương pháp phẫu thuật đường bụng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế có thể giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh sa trực tràng và đưa ra những phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng hiệu quả nhất dành cho bạn. Bệnh viện sẽ cung cấp những gói dịch vụ chăm sóc vượt trội dành cho người bệnh với mức chi phí hợp lý nhất. Bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!