Tin tức
Những thông tin cần biết khi tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi
- 07/12/2021 | Tiêm vắc xin Covid bao lâu có kháng thể bảo vệ cơ thể?
- 12/12/2021 | Tiêm vắc xin Covid bao lâu có hiệu quả và những lưu ý sau tiêm
- 03/12/2021 | Sau khi tiêm vắc xin Covid cần lưu ý điều gì: Đừng bỏ qua 7 điều sau!
1. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi
Những ảnh hưởng nghiêm trọng và tàn khốc mà đại dịch Covid-19 để lại khiến cho tất cả chúng ta đều phải “rùng mình” vì sợ hãi. Bất cứ ai cũng có thể trở thành đối tượng mà virus nhắm tới. Trong khi sức lây lan khủng khiếp của biến chủng Delta vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu thì mới đây, biến thể Omicron lại tiếp tục “hoành hành” khiến ai nấy đều phải dè chừng bởi mức độ nguy hiểm của nó. v
Việc chủ động phòng ngừa là một biện pháp chăm sóc sức khỏe quan trọng, đặc biệt là việc tiêm vắc xin. Hiện nay, tiêm vắc xin cho trẻ em đang được nhà nước triển khai nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như những người xung quanh.
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em THCS (ảnh: nguồn internet)
Tại Hoa Kỳ, khoảng từ 5 - 11 tuổi có 28 triệu trẻ em nhưng trong đại dịch vừa qua, gần 2 triệu trẻ em đã có kết quả dương tính với Covid-19 . Cũng trong độ tuổi này, tính đến nay đã có hơn 8.000 ca nhập viện và hơn 100 ca tử vong. Đây thật sự là con số đáng báo động và vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi để phòng ngừa Covid-19 là giải pháp cấp bách trong thời điểm hiện tại.
Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm mà điển hình trong đó là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Đây là hội chứng chỉ tình trạng viêm nhiễm nhiều cơ quan cùng lúc. Có thể là não, phổi, da, mắt, tim và thận.
2. Vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi đã được FDA cấp phép
Vắc xin dành cho trẻ em là gì và có an toàn hay không vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các bậc làm cha, làm mẹ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu đánh giá xem đâu mới là loại vắc xin thực sự phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Cuối cùng, sau quá trình thử nghiệm lâm sàng, FDA đã cấp phép vắc xin của Pfizer-BioNTech sử dụng được cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Sau khi được cấp phép và phê duyệt, Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên toàn thế giới đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ.
Vắc xin của Pfizer-BioNTech đủ điều kiện được cấp phép sử dụng cho trẻ em (ảnh: Nguồn internet)
Tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi cũng đã được phát động tại các trường THPT, THCS, lộ trình tiêm hạ dần theo độ tuổi và mức độ cung ứng vắc xin cũng như tình hình dịch tễ tại địa phương.
Đồng thời cũng trong tháng 12 này, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cũng đã tiến hành tiêm chủng cho trẻ từ 5 - 11 tuổi nhằm duy trì các hoạt động học đường cũng như dần phá bỏ chuỗi lây lan Covid-19.
Đối mặt với làn sóng Covid mới do biến thể Omicron gây ra, ba mẹ hãy cố gắng giải thích cho con hiểu về tầm quan trọng của vắc xin cũng như chăm sóc con thật tốt sau tiêm để cùng nhau chống lại dịch bệnh.
3. Sự khác biệt của vắc xin cho trẻ dưới 18 tuổi và người lớn
Tùy vào nhà sản xuất mà vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi và vắc xin của người lớn sẽ có sự khác nhau giữa thành phần hoạt tính và thành phần bất hoạt. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ một loại vắc xin nào được phép chứa các thành phần như gelatin, mủ cao su, chất bảo quản cùng với các kim loại như sắt, cobalt, niken và lithium.
Liều lượng vắc xin được sử dụng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ
Về liều lượng, tương tự như người lớn, khoảng cách giữa hai liều vắc xin cơ bản sẽ tùy thuộc vào số ngày tiêm chủng mà không có liên quan đến cân nặng của trẻ. Đặc biệt, thanh thiếu niên trên 12 tuổi sẽ được tiêm cùng liều với người lớn là 0,3 ml còn trẻ từ 5 - 11 tuổi sẽ được cân nhắc sử dụng liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, khi tiêm chủng vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi sẽ cần đến sự đồng thuận của cha mẹ cũng như sự giám hộ của gia đình sau 5 - 7 ngày đầu sau tiêm. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian “nhạy cảm” cũng như dễ xuất hiện biến chứng nhất.
4. Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cho trẻ em trong trường hợp nào?
Trẻ em có đủ điều kiện tiêm chủng khi không xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể và không có tiền sử phản vệ với thành phần có trong vắc xin Covid-19 hoặc với các loại vắc xin đã tiêm trước đó. Dưới đây là những trường hợp chỉ định, trì hoãn và thận trọng khi tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi mà bố mẹ cần biết:
-
Nhóm chống chỉ định: Phát hiện những điểm bất thường khi khám sàng lọc và chống chỉ định theo hướng dẫn từ phía nhà sản xuất.
-
Nhóm trì hoãn: Trẻ đang điều trị các bệnh mãn tính, cấp tính.
-
Nhóm thận trọng khi tiêm: Trẻ có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin kèm theo rối loạn hành vi và tri giác.
Bộ Y tế cũng đã đưa ra hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm tại các bệnh viện để xác định trẻ có gặp phải các bệnh mạn tính ở phổi, tim, hệ thống tiêu hóa, máu, tiết niệu cũng như có mắc bệnh bẩm sinh hay không.
Khám sức khỏe trước khi tiêm để đảm bảo trẻ không nằm trong đối tượng “chống chỉ định” (ảnh: Nguồn internet)
Khám sàng lọc trước tiêm là giải pháp tuyệt vời giúp kiểm tra và đánh giá sức khỏe của con, từ đó đảm bảo an toàn cho trẻ sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai chương trình ưu đãi 10% gói Khám sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc xin và có áp dụng dịch vụ lấy mẫu tận nơi. Chương trình ưu đãi sẽ được triển khai trên các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, gồm Bệnh viện, Phòng khám, chi nhánh và văn phòng trên toàn quốc.
Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp ba mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi để an tâm hơn khi quyết định cho con tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Nếu vẫn còn băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và đặt lịch nhanh gọn. Cùng MEDLATEC nâng cao ý thức phòng dịch và chủ động tiêm chủng theo đúng lịch!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!