Tin tức

Niềng răng có đau không và cách hạn chế cơn đau hiệu quả

Ngày 21/12/2023
Tham vấn Y khoa: BS. Ngô Thị Thu Hà - Hệ thống Nha khoa MEDDENTAL
Nhiều người đã lựa chọn niềng răng để có được hàm răng đều và đẹp. Tuy nhiên, một số khác vẫn e ngại vấn đề niềng răng vì lo sợ bị đau và những bất tiện trong quá trình niềng răng. Vậy niềng răng có đau không và làm thế nào để hạn chế cơn đau khi đeo niềng?

1. Niềng răng là gì?

Khi sở hữu một hàm răng đều đẹp và nụ cười tỏa nắng, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều và dành được nhiều thiện cảm với người đối diện. Ngược lại, khi bị răng hô, răng khấp khểnh, răng mọc lệch,... thì sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của khuôn mặt, mất tự tin trong giao tiếp và thậm chí có thể cản trở nhiều cơ hội trong cuộc sống. 

Có nhiều loại niềng răng khác nhau

Có nhiều loại niềng răng khác nhau

Niềng răng chính là phương pháp dùng các khí cụ nha khoa, giúp bạn có được một hàm răng đều đẹp, lấy lại sự tự tin, vui vẻ trong cuộc sống. Hơn thế nữa, sau khi niềng răng, việc ăn nhai cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, quai hàm cũng sẽ giảm bớt áp lực. Khi kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể hạn chế nguy cơ mắc phải những vấn đề về răng miệng trong tương lai. Những trường hợp nên niềng răng là trường hợp răng hô, vẩu, mọc chen chúc, lệch khớp cắn, răng móm,...

2. Các phương pháp niềng răng hiện nay

- Niềng răng kim loại: Phương pháp này đã được sử dụng từ nhiều năm trước và chính là phương pháp niềng răng ra đời sớm nhất. Với chi phí không cao và vẫn mang lại hiệu quả mong muốn nhưng nhiều người vẫn băn khoăn với phương pháp này vì nó không đảm bảo tính thẩm mỹ và gây ra một số bất tiện trong suốt quá trình niềng răng.

Niềng răng kim loại được sử dụng từ nhiều năm trước

Niềng răng kim loại được sử dụng từ nhiều năm trước

- Niềng răng mắc cài sứ: Có tính thẩm mỹ nhưng giá thành thường cao. 

- Niềng răng tự đóng  tự đóng (mắc cài tự buộc/ tự khóa/ mắc cài thông minh): Là phương pháp dùng hệ thống nắp trượt để cố định dây cung và mắc cài. 

- Niềng răng mặt trong: Các nha sĩ sẽ gắn mắc cài vào bên trong răng. Bởi vậy, người đối diện sẽ khó nhận ra rằng bạn đang sử dụng niềng. Tuy nhiên, mức phí cho phương pháp này sẽ cao hơn với niềng răng mặt ngoài.

- Niềng răng trong suốt Invisalign: Thay vì dùng mắc cài truyền thống, phương pháp này sử dụng khay trong suốt để ôm chặt mặt răng, làm răng dịch chuyển từ từ. 

3. Niềng răng có đau không?

Thông thường, khi dây cung siết để nắn chỉnh răng, người bệnh sẽ có cảm giác ê buốt một chút. Tuy nhiên, chỉ sau một vài ngày, bạn đã có thể thích nghi dần và không còn cảm thấy đau hay ê buốt. 

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các kỹ thuật niềng răng đã có những cải thiện đáng kể, khắc phục được nhiều mặt hạn chế. Do đó, niềng răng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, người bệnh cũng không phải chịu nhiều đau đớn trong suốt quá trình thực hiện. 

4. Giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng?

Cùng tìm hiểu các giai đoạn cụ thể dưới đây để biết giai đoạn nào đau và khó chịu nhất:

- Tách kẽ răng: Đây là bước cần thiết để tạo khoảng trống giữa các răng và để cho răng có thể di chuyển khi niềng. Bước tách kẽ răng có thể gây ê răng, khó chịu và đau khi ăn uống. Sau đó, triệu chứng này sẽ thuyên giảm từ từ. 

Niềng răng tại cơ sở đáng tin cậy sẽ giúp bạn an tâm hơn

Niềng răng tại cơ sở đáng tin cậy sẽ giúp bạn an tâm hơn

- 1 tuần sau khi gắn mắc cài: Ngoài cảm giác vướng víu, cộm khi ăn, bạn còn có thể bị đau nhẹ, đau âm ỉ trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu sau niềng răng. 

- Khi nhổ răng: Đây là giai đoạn khiến nhiều người lo lắng nhất nhưng thực tế, quá trình này không quá khủng khiếp. Bạn hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này. 

- Khi siết răng định kỳ: Bác sĩ kiểm tra và siết răng để đảm bảo răng dịch chuyển tới vị trí như kế hoạch đề ra ban đầu. Từ đó, giúp bạn giảm đau và bớt khó chịu. (khi siết răng thường sẽ bị đau).

5. Làm sao để giảm ê buốt trong quá trình niềng răng?

- Lựa chọn mắc cài phù hợp.

- Bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm cùng với những trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bạn giảm bớt đau đớn. 

- Nền xương răng của bệnh nhân chắc khỏe cũng là yếu tố làm giảm bớt sự đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình niềng răng. 

6. Cần làm gì để hạn chế những cơn đau sau niềng răng?

Để hạn chế những cơn đau sau niềng răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

- Dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. 

- Bôi sáp nha khoa cũng là phương pháp giúp hạn chế cơn đau hiệu quả.

An tâm khi sử dụng dịch vụ niềng răng tại MedDental

An tâm khi sử dụng dịch vụ niềng răng tại MedDental

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và khoa học để đảm bảo lợi khỏe mạnh và tránh viêm nhiễm. 

- Súc miệng với nước muối ấm. 

- Ăn đồ mềm và nhai thật chậm.

- Kiên nhẫn và luôn thoải mái cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua quá trình niềng răng và đạt được kết quả tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng và có câu trả lời cho thắc mắc “niềng răng có đau không” cùng với một số gợi ý để giảm đau trong quá trình niềng răng. Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe răng miệng hay có như cầu niềng răng, cấy ghép răng implant, nhổ răng,... xin vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 1800 8336 của Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.

Từ khoá: vi khuẩn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.