Tin tức
Sử dụng bộ niềng răng tại nhà: những điều cần lưu ý
Sử dụng bộ niềng răng tại nhà: những điều cần lưu ý
Để tự tin hơn với hàm răng của mình mà không cần đến nha khoa, nhiều bạn đã lựa chọn sử dụng bộ niềng răng tại nhà. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp này thì hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu thêm về cách thực hiện, hiệu quả đạt được trước khi đưa ra quyết định cải tạo “góc con người” của mình.
1. Giới thiệu những dụng cụ niềng răng tại nhà
Dụng cụ niềng răng tại nhà là khí cụ chỉnh nha chủ yếu được làm từ chất liệu silicon mềm hoặc nhựa để giúp điều chỉnh vị trí của răng về vị trí như mong muốn.
Bộ niềng răng tại nhà hàm trainer đang được nhiều người lựa chọn để sử dụng cho trẻ nhỏ
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dụng cụ niềng răng tại nhà được sản xuất theo từng độ tuổi với các loại chất liệu và độ cứng khác nhau. Thường gặp nhất là:
- Hàm trainer: dành cho độ tuổi 3 - 5.
- Hàm trainer: dành cho độ tuổi 5 - 10.
- Hàm trainer: dành cho độ tuổi 10 - 15.
- Hàm niềng silicon: dành cho người trưởng thành.
Ngoài ra, bộ niềng răng tại nhà 3 giai đoạn cũng đang bán rất nhiều trên thị trường với những lời quảng cáo về khả năng chỉnh hình hiệu quả hầu hết các tật ở răng. Các giai đoạn được sử dụng trong bộ niềng răng này gồm:
- Giai đoạn 1: dùng hàm A1 với chất liệu dẻo, kích thước nhỏ để sử thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng,...
- Giai đoạn 2: dùng hàm A2 với chất liệu Polyurethane với độ cứng vừa phải để kéo và chỉnh răng về vị trí mong muốn.
- Giai đoạn 3: dùng hàm A3 bằng chất liệu Polyurethane cứng chắc để cố định và duy trì vị trí của răng mới được điều chỉnh.
2. Tổng hợp những cách niềng răng tại nhà phổ biến
2.1. Niềng răng tại nhà bằng dây chun
Để tự niềng răng tại nhà, nhiều người dùng dây chun buộc vào chân răng. Phương pháp này được bắt chước theo nguyên lý của phương pháp dùng mắc cài truyền thống để niềng răng. Khi chỉnh nha cần chọn các dây chun có tính đàn hồi tốt rồi buộc vào răng bị sai lệch vị trí để kéo và thay đổi vị trí của chúng.
2.2. Niềng răng tại nhà bằng dây thép
Nhiều người tự chế dây thép để niềng răng tại nhà vì cho rằng cách này có lực tác động mạnh sẽ làm thay đổi nhanh chóng vị trí của răng. Để thực hiện, người ta sẽ tạo hình dây thép sao cho trông có vẻ giống với khí cụ chỉnh nha rồi đeo lên răng. Tuy nhiên, đây là một cách làm nguy hiểm vì dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho răng và nướu.
Tự chế dây thép theo hình dáng của khí cụ chỉnh nha để niềng răng tại nhà được một số người sử dụng
2.3. Niềng răng tại nhà bằng cách dùng tay tự đẩy răng
Để đẩy răng về đúng vị trí bị sai lệch, thay vì sử dụng bộ niềng răng tại nhà, nhiều người lại chọn cách dùng tay đẩy răng. Khi chỉnh nha, họ sẽ dùng ngón tay trỏ để đẩy vào bề mặt phía trước của răng cửa hoặc các cạnh của răng trong khoảng 15 - 20 phút, làm hàng ngày cho răng đẩy dần về vị trí như mong muốn.
Điều đáng nói là phương pháp tự chỉnh răng bằng lực tác động của tay chỉ phù hợp với trẻ nhỏ vì độ tuổi này hàm răng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và vẫn còn mềm. Mặt khác, nếu không kiểm soát được lực tác động lên răng thì dễ làm cho răng bị sai lệch nhiều hơn.
2.3.4. Niềng răng tại nhà bằng khay nhựa
Để đáp ứng nhu cầu chỉnh nha tại nhà của nhiều người, thị trường hiện có bán nhiều loại máng nhựa chỉnh nha không có xuất xứ rõ ràng. Do có nhu cầu chỉnh nha và muốn thử hiệu quả của những máng nhựa này, không ít người đã mua về sử dụng.
Thực tế là việc dùng khay nhựa chỉnh nha không rõ nguồn gốc xuất xứ gần như không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn khiến răng bị yếu đi, tốn thời gian thời thực hiện.
3. Tự niềng răng tại nhà có thực sự hiệu quả không?
Như đã nói ở trên, thị trường hiện có bán rất nhiều bộ niềng răng tại nhà với các chất liệu khác nhau phù hợp với từng độ tuổi. Để biết việc lựa chọn tự niềng răng tại nhà có thực sự hiệu quả không thì hãy phân tích ưu - nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm
+ Giá thành tương đối rẻ nên sẽ tiết kiệm hơn so với chỉnh nha tại cơ sở nha khoa.
+ Quá trình thực hiện dễ, không cầu kỳ.
+ Khay niềng bằng chất liệu silicon mềm nên ít khi gây đau đớn hay khó chịu.
- Nhược điểm
+ Chưa có kiểm chứng hay công nhận y khoa nào về hiệu quả và tính an toàn của việc dùng bộ niềng răng, dụng cụ niềng răng tại nhà.
+ Quá trình tự niềng răng nếu sử dụng lực kéo không phù hợp rất dễ gây đau nhức, làm tổn hại chân răng.
+ Răng bị xô lệch ra khỏi vị trí ở cung hàm, nguy cơ biến chứng bệnh lý răng miệng và thậm chí còn làm đứt mạch máu chân răng và làm chết tủy răng.
+ Chức năng nhai yếu do mô xung quanh răng bị tổn thương, răng bị lung lay. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống.
+ Khí cụ niềng răng tại nhà thường không rõ ràng về chất liệu, nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm định,... nên khi sử dụng có thể gây viêm nhiễm, xuất huyết chân răng,...
Khi có ý định tự niềng răng tại nhà tốt nhất bạn nên khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn có phù hợp với phương pháp này không
4. Một số băn khoăn khi tự niềng răng tại nhà
4.1. Trường hợp nào có thể niềng răng tại nhà?
Không phải độ tuổi nào cũng có thể tự niềng răng tại nhà. Thực tế thì phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ 8 - 9 tuổi vì đây là độ tuổi xương hàm đang phải triển, cấu trúc xương hàm còn điều chỉnh dễ dàng. Nếu là người trưởng thành, cấu trúc xương hàm đã cứng và chắc thì việc áp dụng biện pháp niềng răng tại nhà hầu như không có tác dụng.
4.2. Một loại hàm trainer có thể dùng cho mọi đối tượng niềng răng tại nhà?
Có nhiều loại hàm trainer được bán để niềng răng tại nhà nhưng không phải có thể dùng được cho mọi đối tượng. Mỗi hàm trainer được sản xuất cho từng độ tuổi và tật riêng về răng. Do đó, nếu dùng loại hàm chỉnh nha không phù hợp với tình trạng răng không những không chỉnh nha được mà còn dễ bị hậu quả xấu cho răng miệng.
Tìm hiểu về việc sử dụng bộ niềng răng tại nhà là nhu cầu làm đẹp dễ hiểu. Tuy nhiên, trước khi quyết định bắt đầu thực hiện cách làm này, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa để đảm bảo rằng mình phù hợp để áp dụng phương pháp đó và có được những tư vấn chỉnh nha an toàn, hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!