Tin tức
Nôn ra máu - Triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
- 15/08/2020 | Nghén nôn ra máu có nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé không?
- 22/11/2021 | Chóng mặt, đau đầu buồn nôn kéo dài là bị bệnh gì? Có chữa được không?
- 29/10/2021 | Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm loét nông hang vị
- 06/07/2022 | Góc giải đáp: Nôn ra dịch mật là do những nguyên nhân nào?
1. Nôn ra máu là gì?
Nôn ra máu (thổ huyết) là hiện tượng dịch trong dạ dày lẫn máu bị trào ngược lên thực quản. Chất nôn đôi khi chỉ toàn máu.
Nôn ra máu là triệu chứng cần đặc biệt lưu tâm
Tình trạng nôn ra máu cho thấy cơ quan trong cơ thể đã bị chấn thương, xuất huyết trong. Tuy vậy trong một số trường hợp, hiện tượng ói ra máu có thể là do vùng miệng bị chấn thương, chảy máu cam (máu bị nuốt ngược trở lại) hoặc ăn tiết canh.
Máu nôn ra thường là màu nâu, màu đỏ thẫm hoặc màu đỏ tươi. Dựa vào màu sắc, lượng máu nôn ra cụ thể, bác sĩ sẽ phần nào xác định được nguyên nhân để can thiệp xử lý kịp thời.
2. Triệu chứng kèm theo khi người bệnh nôn ra máu
Khi bị nôn ra máu, người bệnh thường gặp phải một vài triệu chứng khác. Chẳng hạn như buồn nôn, đau và khó chịu tại vùng bụng, nôn ra phần chất nhầy trong dạ dày.
Hầu hết người nôn ra máu đều cảm thấy khó chịu tại vùng bụng
Trường hợp nôn ra một lượng máu lớn (chừng 0.5 lít) kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể ớn lạnh, nhịp tim rối loạn, máu nôn ra có màu đỏ tươi,... người bệnh cần được cấp cứu kịp thời tại cơ sở y tế.
3. Nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Thổ huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm hoặc tình trạng chấn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong đó, nguyên nhân do bệnh lý phổ biến nhất phải kể đến là:
- Viêm loét dạ dày.
- Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc rách, loét thực quản.
- Viêm tụy.
- Ung thư thực quản.
- Xơ gan.
Nôn ra máu có thể là triệu chứng của bệnh xơ gan
Ngoài ra, hiện tượng nôn ra máu còn có thể là do thực quản bị kích thích, người bệnh vô tình nuốt phải dị vật, chảy máu cam, tác dụng phụ của một số loại thuốc,... Tuy nhiên dù là nguyên nhân gì, bạn vẫn phải thận trọng theo dõi, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
4. Biến chứng nguy hiểm khi nôn ra máu
Khi tình trạng nôn ra máu diễn biến nghiêm trọng, không xử lý kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong. Trong đó, đối tượng có nguy cơ cao tử vong khi thổ huyết là người cao tuổi, người dễ đột quỵ, người lạm dụng rượu.
Ngoài ra, người bị nôn ra máu còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khác. Cụ thể như:
- Thiếu máu: Thường gặp ở người thổ huyết đột ngột, lượng máu nôn ra nhiều.
- Sốc: Triệu chứng đặc trưng của người bị sốc khi nôn ra máu nhiều là chóng mặt, thở gấp, tiểu ít hơn bình thường, da nhợt nhạt, ớn lạnh. Khi kiểm tra huyết áp, chỉ số huyết áp giảm. Thậm chí, người bệnh còn bị hôn mê, tử vong nếu không được can thiệp y tế cấp cứu kịp thời.
- Ngạt thở: Khi máu tràn vào màng phổi, người bệnh có nguy cơ bị ngạt thở.
Người nôn ra máu dễ bị sốc, ngạt thở khi máu tràn vào phổi, cần được cấp cứu kịp thời
Nói chung, biến chứng ở người bị nôn ra máu thường rất nghiêm trọng. Muốn hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm, bảo toàn tính mạng, người bệnh cần phải được đưa đến cơ sở y tế, cấp cứu kịp thời. Sau đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi, kiểm tra xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ra máu.
5. Hướng chẩn đoán và điều trị cho người bị nôn ra máu
5.1. Chẩn đoán
Nhiều bệnh lý thường biểu hiện thông qua triệu chứng nôn ra máu. Để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng, điều tra triệu chứng và tiền sử bệnh lý.
Nội soi tiêu hóa là phương pháp có thể được chỉ định
Kết hợp với đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm phân tích cần thiết. Đơn cử như:
- Nội soi: Người bệnh cần nội soi dạ dày thực quản, nhằm xác định dạ dày có bị chảy máu trong hay không. Khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân. Trong quá trình soi, nếu ổ xuất huyết nhỏ, bác sĩ nội soi có thể kẹp cầm máu luôn. Đây là phương pháp quan trọng và tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
- Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: Chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm ổ bụng,... Sau bước khám lâm sàng và dựa vào kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể khẳng định nôn ra máu xuất phát từ đường tiêu hóa hay chấn thương tại mũi, miệng.
- Xét nghiệm máu: Để chắc chắn hơn về kết quả chẩn đoán, bác sĩ đôi khi còn chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm máu. Kỹ thuật phân tích này cho phép đánh giá lượng máu đã mất cũng như kiểm tra chính xác công thức máu.
- Sinh thiết: Áp dụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh đang mắc bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng.
5.2. Điều trị
Phụ thuộc theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, xử lý phù hợp như:
- Truyền máu: Tùy thuộc theo lượng máu mất đi, bệnh nhân sẽ được truyền một lượng máu nhất định.
- Truyền dịch: Bù nước cho cơ thể.
- Dùng thuốc: Một số loại thuốc ngừng nôn, thuốc giảm acid dạ dày. Trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc đặc hiệu.
- Phẫu thuật: Áp dụng nếu bệnh nhân bị thủng dạ dày, loét gây hiện tượng xuất huyết,... Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần được theo dõi.
Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyên là nên tránh tiêu thụ thực phẩm có tính acid cao, rượu, bia. Đồng thời, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ.
Khi bị nôn ra máu, bạn cần bình tĩnh gọi người trợ giúp, đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp triệu chứng vẫn ở mức nhẹ, bạn không nên chủ quan mà hãy tìm đến địa chỉ y tế chuyên khoa, uy tín. Trong đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày kinh nghiệm 30 năm đã và đang được khách hàng tin tưởng lựa chọn là cơ sở y tế chất lượng mà bạn có thể đến thăm khám.
Ưu thế của MEDLATEC có thể kể đến như:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, chuyên gia đầu ngành.
- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, được cấp chứng chỉ CAP của Hội bệnh Học Hoa Kỳ.
- Hệ thống thiết bị hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ như máy chụp X-quang, máy siêu âm, nội soi, máy MRI, máy CT Scan,...
Đến với MEDLATEC, Quý khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!