Tin tức

Nứt kẽ hậu môn - điều trị hiệu quả và dứt điểm

Ngày 19/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Nứt kẽ hậu môn tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh vùng hậu môn thường có những triệu chứng khá giống nhau. Vì thế qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.

1.Tổng quan thông tin về bệnh

Nứt kẽ hậu môn là vết nứt xuất hiện trên niêm mạc hậu môn, kéo dài từ đường lược đến bờ hậu môn. Hầu hết có thể thấy vết nứt xuất hiện ở phía sau hướng 6 giờ theo tư thế sản khoa, phía trước hướng 12 giờ hay có thể là cả hai hướng trước sau.

Thông thường các vết nứt thực chất chỉ là vết rách trên niêm mạc hậu môn và nó được xác định như là nứt kẽ hậu môn cấp tính. Nếu các vết nứt này kéo dài từ 6 đến 8 tuần, thì bệnh sẽ chuyển thành thể mạn tính. Ở thể mạn tính sẽ có những đặc điểm như: mẩu da thừa ở đầu vết nứt, vết nứt kéo dài từ đường lược đến bờ hậu môn. Dù là thể nào thì vết nứt luôn có khả năng viêm tích mủ và dịch gây nên hiện tượng abces hậu môn - trực tràng, có thể dẫn đến rò hậu môn.  

2. Nguyên nhân gây nên nứt kẽ hậu môn

Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị táo bón. Khi cố gắng đi ngoài, quá trình dặn phân to và cứng sẽ làm rách lớp niêm mạc hậu môn. Ngoài ra còn có một số những nguyên nhân khác dẫn đến nứt kẽ hậu môn như: 

  • Viêm hậu môn - trực tràng do bệnh Crohn hay có thể do bệnh viêm ruột.

  • Phân to, cứng và trong quá trình đi đại tiện người bệnh gắng sức rặn.

  • Người bệnh có tiền sử điều trị các bệnh liên quan đến hậu môn như: cắt búi trĩ, chích xơ, thắt cơ vòng hậu môn,…

  • Phụ nữ sau sinh có hiện tượng nứt kẽ hậu môn, thường vị trí của vết nứt này nằm ở giữa và phía trước hậu môn.

  • Quan hệ tình dục đường hậu môn. Ngoài ra còn mắc một số bệnh lây qua đường tình dục như: giang mai, HIV, herpes,…

  • Bệnh nhân bị tiêu chảy không điều trị dứt điểm gây nên tình trạng mạn tính, ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn do đi đại tiện quá nhiều.

Phụ nữ sau sinh cũng có thể gặp hiện tượng nứt kẽ hậu môn

Phụ nữ sau sinh cũng có thể gặp hiện tượng nứt kẽ hậu môn

3. Triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn và những đối tượng có nguy cơ mắc

Triệu chứng của các bệnh liên quan đến vùng hậu môn thường rất giống nhau. Vì vậy, chúng tôi sẽ đề cập đến một số triệu chứng điển hình để bạn có thể phân biệt được bệnh nứt kẽ hậu môn và các bệnh khác:

  • Khi đi đại tiện, đặc biệt là lúc phân cứng và to khiến người bệnh cảm giác đau, nóng rát. Cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ liền.

  • Có xuất hiện máu đỏ tươi dính trên phân hay giấy khi vệ sinh vùng hậu môn sau mỗi lần đại tiện.

  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu quanh vùng hậu môn. Có thể nhìn thấy được vết rách trên bề mặt da.

  • Ngoài ra sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh sẽ cảm nhận mẫu da thừa cạnh hậu môn và nhiều người hay nhầm tưởng rằng đó là trĩ ngoại.

điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gây cảm giác đau rát sau khi đại tiện

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như:

  • Những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng. Lười uống nước, ăn rau quả, vận động.

  • Táo bón thường xuyên và lâu ngày.

  • Người lớn tuổi chức năng của cơ vòng hậu môn suy yếu.

  • Mắc bệnh Crohn và các bệnh hậu môn - trực tràng.

  • Những phụ nữ sau khi sinh, trẻ em bị nứt kẽ hậu môn bẩm sinh.

Những người ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có nguy cơ mắc bệnh cao

Những người ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có nguy cơ mắc bệnh cao

4. Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có 2 thể là thể cấp tính và mạn tính. Đối với thể cấp tính thì hầu như bệnh nhân có thể sử dụng thuốc. Nhưng thể mạn tính thường điều trị nội khoa không hiệu quả, tái phát, và phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ nói rõ hơn về từng phương pháp:

Điều trị nứt kẽ hậu môn thông qua sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc sẽ làm giảm được hầu hết các cơn đau và giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng. Nhưng người bệnh không được tự ý mua thuốc mà cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn. Một số các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị nứt kẽ hậu môn như: tetracycline, nitroglycerin, proctolog,… 

Ngoài ra còn có thể kết hợp với một số loại thuốc khác như bisacodyl và duphalac giúp làm mềm phân, giảm hiện tượng táo bón, nhuận tràng. Khi có hiện tượng viêm nhiễm, chảy dịch, sưng tấy thì có thể dùng một số loại kháng sinh, chống viêm.

Phương Pháp phẫu thuật 

Đối với bệnh nứt kẽ thì điều trị phẫu thuật không phức tạp như các bệnh khác.

  • Nong hậu môn giúp mở rộng cơ vòng hậu môn. 

  • Thực hiện cắt bỏ vết nứt. Quá trình này được thực hiện cùng lúc với mở cơ tròn trong hậu môn.

Bên cạnh tính hiệu quả, phương pháp này cũng có thể gây ra một số biến chứng như sau:

  • Chảy máu: khi bệnh nhân đi đại tiện sẽ có dính máu nhưng lượng máu đó rất nhỏ. Nếu chảy máu nhiều, không có khả năng tự cầm máu thì phải liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra vết mổ.

  • Bí tiểu: thường xuất hiện sau khi gây tê tủy sống, người bệnh quá đau cũng sẽ ảnh hưởng.

  • Mất hay giảm tự chủ đại tiện: mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nếu nặng thì cần phải tập phục hồi chức năng.

Thay đổi lối sống

Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc tại sao thay đổi lối sống có thể góp phần điều trị nứt kẽ hậu môn vì lối sống có ảnh hưởng rất lớn đến bộ máy tiêu hóa của cơ thể. Phân hình thành từ các chất không tiêu hóa, hấp thu được của cơ thể mà đào thải ra ngoài, do đó cấu tạo của phân phụ thuộc một phần những gì bạn ăn vào. Vì thế thay đổi lối sống cũng góp phần điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn.

Bổ sung chất xơ trong mỗi bữa ăn, chất xơ có khả năng tích trữ lượng lớn nước bên trong giúp đào thải chất độc và mềm phân. Một số loại thực phẩm giàu xơ như: súp lơ, táo, bơ, chuối, cam,… Ngoài ra cần phải uống nhiều nước, rèn luyện thể dục thường xuyên.

Ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 đến 20 phút sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ giúp cơ thắt hậu môn thư giãn. Hạn chế sử dụng xà phòng để vệ sinh vì chúng có thể gây kích ứng vùng hậu môn, có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Nên tập thói quen đi đại tiện cùng một thời điểm, tránh nhịn đi vệ sinh. Hạn chế việc đi vệ sinh quá lâu vì có thể gây áp lực lên cơ vòng hậu môn.

Việc đi vệ sinh quá lâu sẽ gây áp lực rất lớn lên cơ vòng hậu môn

Việc đi vệ sinh quá lâu sẽ gây áp lực rất lớn lên cơ vòng hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn tuy không nguy hiểm nhưng có thể bị nhầm với rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác. Nên khi có những biểu hiện đau đớn kéo dài thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nếu bạn còn có thắc mắc về các cách điều trị nứt kẽ hậu môn hay những bệnh đường tiêu hóa khác thì có thể đến trực tiếp tại Chuyên khoa Ngoại - Tiêu hóa, Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC hay qua số tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.