Tin tức
Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng nứt kẽ hậu môn và phương pháp điều trị
- 24/06/2021 | Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em: triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
- 24/06/2021 | Tư vấn: Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào hiệu quả?
- 24/06/2021 | Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì? Khi nào cần phải phẫu thuật?
1. Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý gì?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn xuất hiện một vết xước có độ dài tầm 0,5cm cho đến 1cm, khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu. Đây là bệnh lý liên quan đến hậu môn - trực tràng và thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi trung niên.
Nứt kẽ hậu môn sẽ khiến người bệnh bị đau rát và khó chịu
Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng, triệu chứng nứt kẽ hậu môn sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày, nhất là vấn đề đại tiện và tiểu tiện.
Thường thì người bị nứt kẽ hậu môn thường sẽ tự lành trong một vài tuần bằng cách cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, có một vài trường hợp sẽ bị biến chứng thành mạn tính và cần phải chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật.
2. Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn
Đa phần, nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn xuất phát từ tình trạng táo bón, khiến người bệnh cố gắng đẩy phân cứng ra ngoài làm cho phần da ở niêm mạc hậu môn bị rách. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh là:
-
Bị viêm loét dạ dày, viêm cơ xơ thắt hậu môn hoặc bệnh lý liên quan đến viêm đường ruột.
-
Hậu môn bị tổn thương do vệ sinh không đúng cách hoặc do sử dụng các loại giấy vệ sinh quá cứng.
-
Những người bị bệnh trĩ hoặc phụ nữ khi sinh thường cũng là những người có nguy cơ cao mắc bệnh.
Táo bón là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn
-
Bị tiêu chảy kéo dài và không điều trị dứt điểm sẽ khiến cho vòng cơ hậu môn bị tổn thương.
-
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
-
Bị các bệnh tình dục như giang mai hoặc Herpes.
-
Một số trường hợp gây bệnh là do cấu tạo của vòng hậu môn bị nhỏ.
3. Triệu chứng nứt kẽ hậu môn
Dưới đây là triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường gặp:
-
Bị những cơn đau dữ dội ở hậu môn khi đi vệ sinh và có thể kéo dài sau nhiều giờ đồng hồ. Sau đó, tình trạng này sẽ thuyên giảm từ từ cho đến lần đi vệ sinh tiếp theo.
-
Rách ở gần vòng cơ hậu môn khi đi đại tiện, nhất là phân rắn. Tình trạng này có thể quan sát được bằng mắt thường.
-
Xuất hiện một cục u nhỏ ở vùng da hậu môn bị rách.
-
Phân hoặc giấy vệ sinh có máu đọng lại với số lượng ít.
-
Ở vết nứt kẽ hậu môn có thể tiết ra dịch.
-
Ngứa và rát xung quanh hậu môn.
-
Người bệnh có thể bị đái rắt hoặc đái buốt do hệ tiết niệu bị ảnh hưởng.
-
Ở người cao tuổi, triệu chứng thường gặp nhất là táo bón.
Giấy vệ sinh có máu đọng lại có thể cảnh báo tình trạng nứt kẽ hậu môn
4. Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi xuất hiện các cơn đau kéo dài kèm theo chảy máu hậu môn, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Tùy theo tình trạng nứt kẽ hậu môn để bác sĩ có các cách điều trị thích hợp sau:
4.1. Điều trị bằng thuốc
Triệu chứng nứt kẽ hậu môn sẽ thuyên giảm bớt đi khi sử dụng những loại thuốc chuyên trị các cơn đau và giúp vết thương mau hồi phục. Một số loại thường được dùng là: Nitroglycerin, Tetracycline, Anusol-HC, Proctolog hoặc Cardizem,…
Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc sau để có thể điều trị được dứt điểm:
-
Các loại thuốc với tác dụng làm mềm phân như Duphalac hoặc Bisacodyl,… Chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng táo bón, sạch ruột và cải thiện được những vấn đề về đại tiên.
-
Sử dụng những loại thuốc có chứa thành phần Paracetamol trong trường hợp các cơn đau kéo dài như Lidocain hoặc thuốc oxit kẽm bôi ngoài da.
-
Các loại thuốc kháng sinh chống viêm sẽ được sử dụng trong trường hợp hậu môn bị tiết dịch, viêm nhiễm và sưng đau, như: Cefadroxil, Cefazolin hoặc Cefixim,…
4.2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Đối với những trường hợp người bệnh sử dụng thuốc không thuyên giảm hoặc chuyển qua thành mạn tính, cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để có thể điều trị một cách hiệu quả hơn. Thường thì bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật sau:
-
Nong hậu môn nhằm giúp cho cơ vòng được nới ra.
-
Mở cơ vòng hậu môn bằng cách tạo một vết cắt ở phía bên trong bộ phận này có độ dài tương đương với vết nứt.
-
Tiểu phẫu cắt vết nứt kết hợp với kỹ thuật mở cơ vòng trong rồi sử dụng chỉ chuyên dụng khâu lại. Đối với phương pháp này, sau khi thực hiện, người bệnh cần phải sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm.
5. Cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn
Để phòng ngừa tình trạng nứt kẽ hậu môn, chúng ta cần phải:
-
Luôn giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng vùng hậu môn. Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại giấy vệ sinh có chất liệu mềm để tránh gây tổn thương đến bộ phận này. Đặc biệt, mỗi người cần tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ.
-
Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin nhằm tránh khỏi tình trạng táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả và các loại khoai như khoai tây, khoai lang hoặc khoai môn,…
-
Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến tiêu hoá như tiêu chảy hoặc táo bón.
-
Uống đủ lượng nước mỗi ngày.
Ăn nhiều khoai là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bên cạnh đó, chúng ta nên đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng bất thường để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá là địa chỉ thăm khám uy tín và có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao cùng với các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, khoa ngoại tổng hợp là nơi đã và đang chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc phải các bệnh lý liên quan đến hậu môn - trực tràng, trong đó có nứt kẽ hậu môn.
Hy vọng với những thông tin của bài viết trên, bạn đã có thể nhận biết được triệu chứng nứt kẽ hậu môn. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!