Tin tức

Phân loại suy tim và những cách kiểm soát bệnh

Ngày 08/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Suy tim là tình trạng tim không co bóp hiệu quả, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Suy tim có thể được phân loại dựa trên mức độ bệnh, triệu chứng và những bệnh lý đi kèm. Dưới đây là những cách phân loại suy tim phổ biến và phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.

1. Những cách phân loại suy tim 

Suy tim là tình trạng tim không đáp ứng được nhu cầu bơm và hút máu của cơ thể, dẫn tới tình trạng khó thở, mệt mỏi, hạn chế vận động thể chất. Đây là vấn đề có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến ở người cao tuổi. 

Bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán tình trạng suy tim

Bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán tình trạng suy tim 

Để phân loại, đánh giá tình trạng bệnh, các bác sĩ thường dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những cách phân loại suy tim phổ biến: 

1.1. Phân loại suy tim theo NYHA (Hiệp hội Tim mạch New York)

Phương pháp này phân loại suy tim dựa vào triệu chứng bệnh và mức độ hạn chế của người bệnh khi vận động thể chất. Đây cũng là cách phân loại tình trạng suy tim phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể như sau: 

- Suy tim độ 1: Là những trường hợp bị suy tim nhẹ nhất. Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường mà không xuất hiện các triệu chứng suy tim.

- Suy tim độ 2: Những trường hợp này vẫn được đánh giá là mức độ nhẹ nhưng người bệnh đã có những hạn chế nhất định trong các hoạt động thể chất. Người bệnh có dấu hiệu suy tim khi vận động nhưng khi nghỉ ngơi, những triệu chứng này sẽ biến mất.

- Suy tim độ 3: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi dù hoạt động nhẹ nhàng. 

- Suy tim độ 4: Ngay cả khi nghỉ ngơi, bệnh nhân vẫn gặp phải các triệu chứng bệnh như khó thở, hồi hộp,.. Người bệnh cần được các bác sĩ can thiệp điều trị sớm. Những trường hợp nghiêm trọng cần được chờ ghép tim. 

1.2. Phân loại suy tim theo mức độ 

- Suy tim độ 1 và 2 được xếp vào nhóm suy tim nhẹ.

- Suy tim độ 3 và độ 4 được xếp vào nhóm suy tim nặng.

Suy tim độ 1 và 2 có thể tiến triển sang suy tim mức độ 3,4. Ngược lại, suy tim mức độ nặng được kiểm soát kịp thời và giảm triệu chứng thì mức độ suy tim có thể đánh giá thấp xuống. 

1.3. Phân độ suy tim theo giai đoạn

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ phân loại suy tim theo các giai đoạn như sau: 

- Giai đoạn A: Là giai đoạn tiền suy tim là những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tim, chẳng hạn gia đình có người bị suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường, động mạch vành, nghiện bia rượu,..

Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác nếu trong gia đình có người bị suy tim

Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác nếu trong gia đình có người bị suy tim 

- Giai đoạn B: Người bệnh đã có những vấn đề bất thường như hở van tim, mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành,.. nhưng người bệnh chưa có triệu chứng trên lâm sàng. Những trường hợp này cần được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa nguy cơ suy tim. 

- Giai đoạn C: Là những tổn thương cấu trúc tim như giai đoạn B hoặc đã từng có những triệu chứng cơ năng suy tim như ho khan, khó thở, hụt hơi,...

- Giai đoạn D: Là giai đoạn suy tim nặng và người bệnh có thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc cần các biện pháp can thiệp đặc biệt như dụng cụ tái đồng bộ cơ tim, ghép tim.

1.4. Phương pháp phân loại suy tim khác

Ngoài các phương pháp trên, có thể phân loại suy tim theo một số cách sau: 

- Dựa trên chức năng của tim có thể phân loại thành suy tim tâm trương và suy tim tâm thu.

- Dựa theo thời gian tiến triển của bệnh có thể phân loại thành suy tim cấp và suy tim mạn.

- Dựa theo vị trí của buồng tim có thể phân loại suy tim trái và suy tim phải và suy tim toàn bộ.

2. Kiểm soát suy tim bằng cách nào?

Để kiểm soát bệnh hiệu quả, người mắc suy tim cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với thực hiện lối sống khoa học. Dưới đây là những lưu ý cụ thể cho người bệnh: 

- Tuân thủ điều trị: Bệnh nhân suy tim có thể cần dùng nhiều loại thuốc khác nhau để cải thiện triệu chứng bệnh và kiểm soát các bệnh lý đi kèm. Trong đó, một số nhóm thuốc điều trị suy tim thường dùng như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, Digoxin và một số loại thuốc khác. Người bệnh chỉ uống thuốc do bác sĩ kê đơn và cần dùng đúng liều lượng. Không tùy tiện dùng thuốc nếu bác sĩ chưa có chỉ định cụ thể. 

Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa 

- Điều chỉnh lối sống: Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bệnh nhân cũng cần áp dụng một số biện pháp điều chỉnh lối sống như sau: 

+ Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, chẳng hạn như ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm có chứa chất béo tốt, hạn chế ăn muối và đồ ăn chiên xào,...

+ Tập thể dục mỗi ngày: Nhiều người lầm tưởng suy tim không nên tập thể dục. Nhưng quan điểm này chưa đúng. Nếu biết cách luyện tập phù hợp, bệnh nhân suy tim có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu khó khăn trong việc lựa chọn và lên kế hoạch tập luyện, người bệnh có thể tham khảo ý kiến chuyên gia. 

+ Loại bỏ thói quen hút thuốc, uống bia rượu, không nên thức khuya và cần ngủ đủ giấc và đúng giờ. 

Suy tim là tình trạng nguy hiểm và có thể phân loại suy tim theo nhiều cách khác nhau. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hoặc có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tim mạch, bạn nên đi khám sớm tại các chuyên khoa Tim mạch uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm. 

Người bệnh có nguy cơ cao nên đi khám tại những cơ sở y tế uy tín

Người bệnh có nguy cơ cao nên đi khám tại những cơ sở y tế uy tín

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám thăm khám, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn cụ thể. 

Từ khoá: khó thở mệt mỏi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ