Tin tức
Phẫu thuật giọng nói và những điều cần lưu ý
- 20/09/2024 | Chi tiết về các loại phẫu thuật hàm mặt thường gặp
- 20/09/2024 | Phẫu thuật thu gọn cánh mũi: giải pháp cho khuôn mặt hoàn hảo
- 27/09/2024 | Phẫu thuật cắt ngực chuyển giới và những điều không nên bỏ qua
- 16/10/2024 | Phẫu thuật môi trề giá bao nhiêu? Những yếu tố nào quyết định giá phẫu thuật?
1. Phẫu thuật giọng nói có hiệu quả hay không?
Mỗi người đều có một chất giọng của riêng mình. Vì lý do đó mà chúng ta có thể nhận biết một người thông qua giọng nói của họ. Thông thường, giọng của nam giới sẽ trầm ấm và giọng của nữ giới sẽ cao hơn, trong trẻo hơn.
Nữ giới thường có chất giọng trong trẻo
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nữ giới lại có chất giọng trầm khàn giống như nam giới, hoặc nam giới lại có giọng trong cao như nữ giới. Để cải thiện vấn đề này, bạn sẽ cần luyện tập ngữ âm, áp dụng một số bài tập hít thở hoặc có thể tập phát âm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số trường hợp sau phẫu thuật chuyển đổi giới tính, chất giọng của họ không phù hợp với ngoại hình. Đó là vấn đề khiến họ cảm thấy e ngại và tự ti khi trò chuyện với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, việc thay đổi giọng nói đối với người chuyển giới vô cùng khó khăn. Nếu chỉ luyện tập thì rất khó để đạt được hiệu quả như mong muốn. Người chuyển giới có thể cần kết hợp việc luyện tập và phẫu thuật giọng nói để điều chỉnh giọng của mình như mong muốn.
Phẫu thuật thay đổi giọng nói chính là cách phẫu thuật dây thanh quản khiến cho giọng nói của bạn trở nên trong trẻo và mềm mại hơn (nếu bạn là nữ). Ngược lại, với những trường hợp chuyển sang giới tính nam, phẫu thuật giọng nói chính là cách làm nhỏ dây thanh quản và làm ngắn dây thanh âm khiến bạn có chất giọng trầm ấm, thấp hơn bình thường.
Các bác sĩ sẽ phẫu thuật nhằm thay đổi những nếp gấp ở phần dây thanh âm để người phẫu thuật có chất giọng phù hợp hơn với ngoại hình của họ. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Thời gian phẫu thuật thường kéo dài khoảng 2 đến 3 giờ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần ở lại viện khoảng vài ngày để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe.
2. Những lưu ý khi phẫu thuật giọng nói
- Phương pháp phẫu thuật giọng nói có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro như sau:
+ Nhiễm trùng.
+ Vết mổ bị chảy máu.
+ Người bệnh bị phản ứng với thuốc gây mê.
+ Giọng nói yếu hơn bình thường.
Sau phẫu thuật, giọng nói của bạn có thể yếu hơn
Để hạn chế nguy cơ rủi ro nêu trên, người phẫu thuật giọng nói cần lưu ý những điều sau:
- Kiểm tra trước phẫu thuật:
+ Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ cho bệnh nhân để xác định tần số giọng nói, cấu trúc và hình dạng của dây thanh quản,...
+ Nếu bạn bị ho, cảm lạnh hoặc bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến dây thanh quản thì cần điều trị trước khi phẫu thuật.
+ Cần nhịn ăn khoảng 6 giờ trước khi phẫu thuật.
+ Nên ngừng hút thuốc.
+ Thực hiện đúng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ trước khi phẫu thuật.
- Chăm sóc sau phẫu thuật:
+ Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ cần ở lại viện để được bác sĩ theo dõi, xử trí sớm những bất thường.
+ Cần kiêng nói khoảng 1 tuần sau mổ. Người bệnh nên giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, văn bản để nhanh phục hồi giọng nói.
+ Tránh ho để hạn chế kích thích và làm viêm dây thanh âm.
Hạn chế ho sau phẫu thuật
+ Nên ăn thức ăn mềm, lỏng sau khi phẫu thuật.
+ Thông thường, một tuần sau phẫu thuật giọng nói, người bệnh có thể cắt chỉ và thực hiện một số liệu pháp để luyện giọng.
3. Hướng dẫn cách bảo vệ giọng nói
Để bảo vệ, giữ gìn giọng nói của mình, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Loại bỏ thuốc lá, bia rượu: Những chất độc hại trong bia rượu và thuốc lá có thể khiến dây thanh âm của bạn bị sưng, viêm, tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư vòm họng,... Hơn nữa, uống nhiều bia rượu còn có thể kích thích màng nhầy lót cổ họng, khiến dây thanh âm bị khô, căng khiến cho giọng nói của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.
Thay vì sử dụng những loại chất kích thích nêu trên, bạn hãy uống nhiều nước hơn để bôi trơn cổ họng. Bên cạnh đó, có thể bổ sung một số thực phẩm tốt cho cổ họng như dưa hấu, táo, lê, nho, ớt chuông,...
- Tránh nói quá to: Nếu thường xuyên nói to, la hét, cổ vũ ầm ĩ, nói chuyện ở những nơi quá ồn ào, bạn có thể gây ra những áp lực lớn cho dây thanh âm. Nếu thói quen này diễn ra trong một thời gian dài, dây thanh âm sẽ sưng đỏ và thay đổi nếp gấp, từ đó tác động không tốt đến giọng nói của bạn.
- Làm nóng cổ họng trước khi nói để giảm căng thẳng cho cổ họng và hàm. Vào buổi sáng khi vừa thức dậy, bạn có thể rung môi hoặc lưỡi, thổi bong bóng qua ống hút vào chai nước để khởi động cổ họng.
- Điều trị trào ngược dạ dày: Lượng Axit trào ngược từ dạ dày chính là một trong những nguyên nhân gây tổn thương dây thanh âm. Do đó, bệnh nhân cần điều trị sớm và hiệu quả để phòng tránh tình trạng này.
- Không hắng giọng để tránh làm tổn thương dây thanh quản. Nếu cảm thấy họng bị khô, bạn nên nói ít hơn, uống nước hoặc ngậm kẹo có tác dụng giúp cổ họng làm thông mát cổ họng.
- Tập thở đúng cách theo hướng dẫn của chuyên gia. Đây là phương pháp bảo vệ sức khỏe cổ họng, dây thanh quản hiệu quả và đơn giản.
Tập hít thở theo hướng dẫn của chuyên gia
Trên đây là những thông tin về phẫu thuật giọng nói cơ bản dành cho bạn. Việc thay đổi giọng nói bằng phương pháp phẫu thuật có thể giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, nhất là những đối tượng chuyển giới tính nhưng cũng có thể mang lại một số nguy cơ rủi ro nhất định. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc và nhờ đến sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ để đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Bất kể bạn là ai, một giọng nói đầy tự tin và tâm lý thoải mái, tích cực đều có thể giúp bạn tạo ấn tượng với mọi người xung quanh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!