Tin tức
Phụ nữ nên biết: cường kinh có gây thiếu máu không?
- 23/02/2021 | Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh và phương pháp điều trị
- 13/03/2021 | Cường kinh là gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào?
- 18/03/2021 | Dấu hiệu nhận biết cường kinh và phương pháp điều trị
1. Cường kinh là thế nào, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
1.1. Thế nào là cường kinh
Khi máu kinh chảy ra ồ ạt trên 200ml/chu kỳ thì được xem là cường kinh
Cường kinh là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng ra máu kinh nguyệt chảy ra ồ ạt với lượng lớn trong kỳ hành kinh và diễn ra nhiều ngày liền. Nếu lượng máu kinh của một chu kỳ vượt quá 200ml và dài trên 7 ngày thì có thể xem là cường kinh. Ngoài ra, nữ giới gặp hiện tượng này còn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và bị đau bụng.
1.2. Dấu hiệu thường thấy khi bị cường kinh
Nữ giới bị cường kinh thường có các dấu hiệu sau:
- Máu kinh ra nhiều và liên tục đến mức phải thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Máu kinh bị đóng cục.
- Cảm thấy mệt mỏi, đau bụng và buồn nôn trong suốt kỳ kinh.
- Đôi khi còn kèm rong kinh.
1.3. Nguyên nhân gây cường kinh ở nữ giới
Thường thì phụ nữ bị cường kinh là do:
- Mất cân bằng hormone
Thời điểm lượng hormone trong cơ thể dễ bị mất cân bằng gây ra cường kinh nhất là khi mãn kinh hoặc tuổi vị thành niên.
- Polyp cổ tử cung
Khối Polyp này có kích thước nhỏ, hình thành từ bề mặt niêm mạc của cổ tử cung hoặc ống cổ tử cung sau đó lòi ra lỗ ngoài của cổ tử cung. Nguyên nhân khiến cho Polyp ở đây hình thành là do sự tăng cao của nồng độ estrogen, nhiễm khuẩn hoặc xung huyết ở mạch máu khu trú trong cổ tử cung. Nếu điều trị khỏi Polyp thì cường kinh cũng sẽ chấm dứt.
- Polyp ở trong nội mạc tử cung (hay còn gọi là Polyp buồng tử cung)
Thường thì Polyp này đa phần là dạng lành tính. Nó là kết quả của sự tăng cao estrogen sau điều trị hormone hoặc một số thể của u buồng trứng.
- Bị u xơ tử cung
U xơ tử cung xuất hiện do một số bất thường của hormone estrogen.
- Lupus
Dạng bệnh viêm mãn tính này thuộc loại bệnh tự miễn dịch có khả năng tác động tới nhiều bộ phận khác của cơ thể. Phụ nữ bị Lupus rất dễ bị cường kinh.
- Viêm tiểu khung
Cường kinh là một trong những triệu chứng của bệnh viêm tiểu khung. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn của một hoặc nhiều cơ quan bên trong tiểu khung như vòi trứng, tử cung, cổ tử cung,…
Viêm tiểu khung là một trong những nguyên nhân gây ra cường kinh
- Ung thư cổ tử cung
Khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường theo hướng phát triển không kiểm soát và khiến cho các bộ phận khỏe mạnh khác bị tổn thương tức là ung thư cổ tử cung xuất hiện. Người bị bệnh lý này rất dễ bị cường kinh.
- Ung thư nội mạc tử cung
Bệnh ung thư nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến gây cường kinh vì các tế bào ở đây sinh sôi không kiểm soát và làm tổn thương tử cung cùng nhiều cơ quan khác.
- Một số nguyên nhân khác: bị rối loạn đông máu, dùng phương pháp tránh thai không phù hợp với cơ địa,...
2. Cường kinh có gây thiếu máu không và cần làm gì khi bị cường kinh
2.1. Có thể bị thiếu máu khi cường kinh không
Chính vì cường kinh khiến cho lượng máu kinh chảy ra rất nhiều nên chị em phụ nữ dễ xuất hiện tâm lý lo lắng cường kinh có gây thiếu máu không. Khi bị cường kinh, trong một thời gian ngắn, lượng máu chảy ra ngoài cơ thể quá nhiều sẽ khiến cho lượng sắt bị mất đi không kịp bù đắp lại nên phụ nữ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Cũng xuất phát từ điều này mà cường kinh trở thành nguyên nhân chủ đạo khiến cho số đông phụ nữ bị thiếu máu vì thiếu sắt, nhiều nhất là người sắp vào tuổi mãn kinh và các bạn gái mới có kinh nguyệt. Khi cơ thể bị như vậy sẽ không có đủ chất sắt cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố.
Người bệnh được bác sĩ giải thích cường kinh có gây thiếu máu không và tư vấn về chế độ chăm sóc sức khỏe khi bị cường kinh
Bản thân huyết sắc tố (hemoglobin) lại nằm trong tế bào hồng cầu và đảm nhận vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, khi cường kinh gây thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái chóng mặt, mệt mỏi, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.
2.2. Ngăn ngừa thiếu máu do cường kinh bằng cách nào
Như vậy, cường kinh có gây thiếu máu không đã có câu trả lời rất rõ ràng là nó có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Vậy làm sao để ngăn ngừa tình trạng này không xảy ra? Cách tốt nhất mà chị em phụ nữ nên làm đó là ngay khi có dấu hiệu cường kinh, nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để có hướng điều trị đúng cách.
Không chỉ có vậy, chị em cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình theo hướng sau:
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt vào trong bữa ăn như: hải sản, thịt đỏ, rau xanh lá, các loại đậu, ngũ cốc,...
- Bổ sung vitamin C để việc hấp thụ sắt trở nên tốt hơn.
- Tạo cho mình một thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tập luyện thể thao nhẹ nhàng để giúp cho kinh nguyệt được điều hòa.
- Cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày hành kinh.
- Dùng viên uống để bổ sung sắt cho cơ thể.
Nhiều chị em chưa biết cường kinh có gây thiếu máu không nên không ý thức được sự ảnh hưởng của hiện tượng này đến sức khỏe của mình. Cũng vì thế mà dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, đến khi thấy sức khỏe có vấn đề mới đến gặp bác sĩ kiểm tra.
Cường kinh kéo dài có thể gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, tốt nhất là chị em không nên chủ quan khi có dấu hiệu bị cường kinh. Thăm khám càng sớm càng giúp chị em điều trị bệnh tối ưu để sức khỏe và cuộc sống không bị ảnh hưởng.
Nếu bạn đang có dấu hiệu cường kinh và chưa biết nên làm thế nào, hãy liên hệ ngay đến Tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin hữu ích nhất để bạn tìm ra hướng xử trí đúng đắn, bảo vệ tốt cho sức khỏe của chính mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!