Tin tức
Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm: công dụng và bài tập cơ bản
- 14/03/2023 | Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Và những thông tin liên quan
- 14/03/2023 | Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 - những điều cần ghi nhớ
- 13/03/2023 | Đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm: lợi ích và lưu ý khi sử dụng
1. Như thế nào là phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm?
Tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là quá trình điều trị cá nhân hoá được thiết lập dựa trên vị trí phẫu thuật và tình trạng của từng bệnh nhân nhằm mục đích bình thường hóa hoạt động của cột sống, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại chức năng vận động ban đầu.
Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh sớm cải thiện khả năng vận động cột sống
Thời kỳ hậu phẫu, xương, cơ mô mềm ở cột sống cần có giai đoạn để hồi phục. Lúc này, cột sống cần được hạn chế vận động, cơ thể cần được nghỉ ngơi để khôi phục lại chức năng và cấu trúc vốn có. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi và dừng vận động quá lâu sẽ gây yếu cơ, khả năng vận động cải thiện chậm. Vì thế, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để cho cột sống có điều kiện phục hồi tốt nhất.
2. Công dụng và bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
2.1. Công dụng của việc tập luyện phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau giai đoạn cơ thể cần nghỉ ngơi thời kỳ hậu phẫu thì sẽ đến giai đoạn cần tập phục hồi chức năng. Những bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị địa đệm sẽ giúp:
- Đĩa đệm sớm khôi phục lại trạng thái bình thường, tủy sống và dây thần kinh được giải nén.
- Sức khỏe của cột sống được cải thiện sau một thời gian dài chịu tổn thương.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng và cơn đau hậu phẫu.
- Hạn chế tái phát bệnh hoặc xảy ra biến chứng sau phẫu thuật.
- Rút ngắn thời gian để người bệnh trở lại sinh hoạt thường ngày.
2.2. Bài tập giúp phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều bài tập với công dụng phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm nhưng cần được bác sĩ thiết kế riêng và có sự tuân thủ tập luyện an toàn, đều đặn thì mới đạt được mục đích như ý muốn. Một số bài tập được áp dụng phổ biến nhất là:
- Tay nọ chân kia
Bài tập này cải thiện khả năng hoạt động các cơ cốt lõi và khả năng giữ thăng bằng của cột sống. Bài tập gồm các bước sau:
+ Người nằm sấp, đầu gối chống xuống sàn thẳng hàng với hông, cột sống thẳng, hai tay ngay dưới vai.
+ Một cánh tay nhấc lên, duỗi thẳng về trước và giữ thẳng hàng với vai. Chân đối diện cánh tay này duỗi thẳng về phía sau sao cho ngang bằng hông.
+ Giữ tư thế đó trong vài nhịp thở sâu rồi nhẹ nhàng hạ cánh tay và chân xuống vị trí ban đầu.
+ Lặp lại động tác trên với cánh tay và chân còn lại. Cứ vậy thực hiện mỗi bên 10 - 15 lần.
Bài tập tay nọ chân kia cải thiện khả năng giữ thăng bằng cho cột sống
- Rắn hổ mang
Đây là bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm tác động trực tiếp đến cơ lưng, động tác thực hiện đơn giản nên rất dễ để bắt đầu. Cách tập như sau:
+ Người nằm sấp, đặt hai tay dưới vai.
+ Phần thân trên nâng lên sao cho bằng với khuỷu tay, hông vẫn để sát sàn.
+ Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi nằm sấp xuống sàn một cách từ từ.
+ Lặp lại động tác 10 lần cho đến khi đã quen tư thế và cường độ tập thì hãy giữ nguyên tư thế uốn cong người khoảng 20 giây.
- Châu chấu
Tác dụng của bài tập này là tăng sự dẻo dai cho vùng lưng và kéo giãn gân kheo. Cách tập như sau:
+ Người nằm sấp, mặt úp xuống còn hai tay chắp ra sau để ôm lấy lưng.
+ Nâng thân trên lên khỏi mặt đất, mặt nhìn xuống sàn, hai bả vai chụm lại, hai tay nắm chặt với nhau.
+ Giữ tư thế này 5 giây rồi từ từ hạ thân trên trở lại với mặt đất, hai tay thả lỏng trở về vị trí ban đầu.
+ Lặp lại động tác 10 lần.
2.3. Lưu ý khi thực hiện bài tập phục hồi chức năng
Mặc dù việc thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là cần thiết nhưng người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để biết được thời điểm có thể bắt đầu tập luyện và bài tập phù hợp để tránh gây tổn thương, gặp biến chứng sau mổ. Thường thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên tập đi sau 1 tuần và thực hiện các bài tập sau khoảng 2 - 3 tuần vì lúc đó mô mềm đã lành.
Trong khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng, người bệnh cần lưu ý:
Các bài tập phục hồi chức năng cần được bác sĩ thiết kế và tư vấn luyện tập cụ thể
- Luôn đeo nẹp ở vị trí mổ theo chỉ định từ bác sĩ.
- Tập luyện bằng dụng cụ chuyên dụng.
- Tuân thủ đúng thời gian và cường độ tập luyện ở từng giai đoạn mà bác sĩ tư vấn.
- Tránh các hoạt động: cúi gập người, nâng tạ, lái xe,... trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật.
- Tránh tạo áp lực cho lưng như: không uốn cong thắt lưng trước 4 tuần sau mổ, không nâng vật nặng quá 2.5kg, không vặn người,...
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho hệ xương.
- Tuân thủ đúng lịch tái khám để kiểm tra kết quả mổ, đảm bảo quá trình hồi phục không gặp bất cứ trở ngại nào.
- Chú ý các dấu hiệu cảnh báo biến chứng như: ớn lạnh, sốt cao, sưng tấy, chảy máu, chảy dịch,... để đến gặp bác sĩ kiểm tra ngay.
- Không ngồi quá lâu trong những tuần đầu sau mổ, tốt nhất nên ngồi một lúc rồi đứng lên đi lại để máu được lưu thông.
- Tập luyện kiên nhẫn, tránh nóng vội mà tập luyện quá sức hoặc tập với tốc độ quá nhanh làm ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cột sống.
- Quá trình tập luyện khôi phục chức năng của người bệnh cần có sự chăm sóc, hỗ trợ của người thân để đề phòng các tai biến không đáng có.
Dù bạn tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm với bài tập nào thì cũng cần có tư vấn hướng dẫn luyện tập của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những chấn thương không đáng có ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và sớm khôi phục lại chức năng của cột sống.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!