Tin tức
Đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm: lợi ích và lưu ý khi sử dụng
- 11/03/2023 | Những điều nên biết về chi phí phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
- 15/02/2022 | Ưu, nhược điểm của các phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiện nay
- 04/07/2022 | Kiên trì tập Yoga thoát vị đĩa đệm cũng phải chào thua
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm - những thông tin cơ bản
1.1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống chảy ra khỏi vòng sợi, gây đau cho cột sống vì ống sống và rễ thần kinh bị chèn ép. Bất cứ đoạn nào của cột sống cũng có thể xảy ra tình trạng này nhưng hay gặp hơn cả là cột sống thắt lưng và cổ vì đây là 2 vị trí phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thói quen trong sinh hoạt thường ngày.
Mô phỏng thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị tiến triển qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: bắt đầu có sự biến dạng ở đĩa đệm nhưng chưa rách vòng bao xơ nên người bệnh đôi khi mới có cảm giác tay chân bị tê nhưng không phát hiện ra bệnh vì không có cảm giác đau nhức.
- Giai đoạn thứ hai: rách một phần vòng bao xơ, bắt đầu chảy nhân nhầy ra ngay phía vòng xơ bị suy yếu, mặc dù đã có hiện tượng phình to đĩa đệm nhưng cơn đau vẫn có tính chất chưa rõ ràng.
- Giai đoạn thứ ba: toàn bộ vòng xơ bị rách, nhân nhầy lồi hẩn ra ngoài rồi chèn ép lên rễ thần kinh. Do cơn đau đã dữ dội và hành hạ bệnh nhân ngày càng nhiều nên hầu hết trường hợp mắc bệnh sẽ thăm khám và phát hiện ra bệnh để điều trị ở giai đoạn này.
- Giai đoạn thứ tư: là thời kỳ nguy hiểm nhất vì rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày sinh ra biến chứng, các cơn đau nhức trở nên dai dẳng và dữ dội hơn nhiều nên tâm lý và sức khỏe bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.2. Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:
- Có cảm giác đau dữ dội ở thắt lưng nhưng cơn đau thường xuất hiện đột ngột.
- Có khi đau âm ỉ theo dạng lan tỏa ở thắt lưng hoặc cũng có khi đau buốt thành từng cơn.
- Gặp khó khăn khi thực hiện động tác cúi, ưỡn lưng hoặc các cử động khác ở lưng.
- Đau thắt lưng kết hợp đau thần kinh tọa, cơn đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực và chạy dọc theo khoang liên sườn.
- Chân và tay bị tê, yếu, gấp duỗi ngón chân cái khó khăn, cảm giác tê nhiều và rõ nhất ở mông và mu bàn chân.
- Cơn đau tăng mức độ khi ho, nằm nghiêng, ngồi, đại tiện hoặc hắt hơi. Để đỡ đau, người bệnh thường có xu hướng đứng vẹo về một bên.
- Đau nhức mỏi vùng gáy; phần cổ bị đau nhiều khi cúi, xoay, nghiêng,...
- Có thể bị chóng mặt kèm đau nhức đầu.
2. Đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm: tác dụng và một số lưu ý
2.1. Tác dụng của việc đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người bệnh, cần được điều trị sớm để ngừa biến chứng xương khớp bị xơ hóa, teo cơ, bại liệt,... Dùng đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm là một cách dể hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh lý này.
Sử dụng đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh di chuyển dễ và đúng tư thế
Đai đeo lưng này được hoạt động dựa trên nguyên lý cố định cột sống để đưa nhân nhầy về vị trí ban đầu và khôi phục đĩa đệm. Quá trình sử dụng đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm giúp cho hệ thống cột sống có thêm lực hỗ trợ nên hạn chế được những chuyển động quá mức làm hại đến lưng đồng thời tạo ra lực âm cho phần bên trong cột sống để giảm sức ép lên phần cơ và đĩa đệm.
Cụ thể, việc đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm sẽ có những công dụng cơ bản sau:
- Giữ tư thế chuẩn, loại bỏ các hoạt động quá tầm với cột sống để khi vận động người bệnh có được tư thế chuẩn và giảm dần các triệu chứng liên quan đến bệnh.
- Giảm áp lực lên cột sống nhờ đó mà căn nguyên gây bệnh cũng được triệt tiêu.
- Nắn xương bị lệch dần trở về với tư thế chuẩn ban đầu.
2.2. Trường hợp nên dùng/không nên dùng đai lưng thoát vị đĩa đệm
2.2.1. Trường hợp nên đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm
- Người bị thoát vị đĩa đệm có các cơn đau cấp trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần trở lại.
- Người thường xuyên đi lại, phải hoạt động nhiều hoặc làm công việc có tính chất hay phải ngồi lâu một chỗ.
- Người bị thoát vị đĩa đệm phải di chuyển bằng phương tiện giao thông trên một quãng đường dài cần cố định cột sống để không ảnh hưởng đến vết thương.
- Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần đeo đai lưng để xương được cố định, giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển.
2.2.2. Trường hợp không nên đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm
- Thai phụ.
- Người bị loãng xương, gãy xương, viêm cột sống dính khớp.
- Người bị nhiễm trùng hoặc có khối u ở cột sống.
- Người đang dùng các loại thuốc ngăn hình thành máu đông.
Người bị viêm cột sống dính khớp không nên dùng đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm
2.3. Những lưu ý khi dùng đai lưng thoát vị đĩa đệm
Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh nhưng việc đeo đai lưng thoát vị đĩa đệm muốn hiệu quả cao và tránh sử dụng sai cách thì nên lưu ý:
- Đai lưng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế cho bất cứ phương pháp điều trị nào.
- Tùy từng sản phẩm mà thời gian đeo đai lưng có thể thường xuyên hoặc chỉ trong giai đoạn phục hồi chức năng. Cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết được chính xác trường hợp của mình nên đeo đai lưng bao lâu, tránh tình trạng lạm dụng đai đeo khiến cho cột sống mất đi sự dẻo dai vốn có và ngày càng lệ thuộc.
- Chọn đai lưng chất lượng từ nhà sản xuất uy tín để đảm bảo hiệu quả điều trị.
- Không thường xuyên dùng đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm khi thời tiết nóng bức.
- Nếu thấy có sự thay đổi bất thường nào trong quá trình dùng đai thì cần dừng ngay.
- Nên kết hợp đeo đai với các biện pháp vật lý trị liệu để điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm.
Nói chung, đai đeo lưng thoát vị đĩa đệm sẽ giúp giảm đau, tăng tính linh hoạt trong vận động cho người bệnh nhưng dụng cụ này không phải là phương án đưa ra để điều trị bệnh và không được lạm dụng. Trước khi sử dụng đai người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp để biết cách dùng hiệu quả, kết hợp thăm khám định kỳ để đánh giá được tình trạng bệnh của mình và có phương án điều chỉnh khi cần thiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!