Tin tức

Phương pháp chẩn đoán và cách chữa đau dây thần kinh tọa

Ngày 01/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Đau dây thần kinh tọa là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên đau nhức, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào mức độ bệnh. Vậy làm sao để nhận biết bệnh và chẩn đoán bệnh cũng như tìm ra phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa hiệu quả là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa

Lời khuyên dành cho bạn là hãy đi khám để được chẩn đoán bệnh hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý đoán bệnh và tự mua thuốc điều trị để tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn để lâu ngày dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

chữa đau dây thần kinh tọa

Bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá mức độ bệnh

Khi tới thăm khám, trước hết các bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin từ bệnh nhân về các dấu hiệu như bị đau nhức ở đâu, có dấu hiệu tê hoặc yếu ở chân không. Bác sĩ sẽ thăm khám đánh giá mức độ đau và tổn thương trên lâm sàng. Bệnh nhân cũng cần cung cấp cho bác sĩ về tiền sử bệnh, những phương pháp đã từng điều trị và một số loại thuốc đã sử dụng trước đây. 

Chụp X-quang để nhận biết dây thần kinh có bị chèn ép hay không

Chụp X-quang để nhận biết dây thần kinh có bị chèn ép hay không

Những thói quen hàng ngày của người bệnh cũng cần được liệt kê trong quá trình thăm khám. Chẳng hạn như, công việc của người bệnh có phải đứng, ngồi lâu không, người bệnh có thường xuyên phải lao động chân tay hay không, có thường xuyên tập luyện thể thao hay không,… 

Tiếp đó, tùy vào từng trường hợp các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau:

Chụp X-quang: Đây là phương pháp đánh giá sự thoái hóa của đốt sống, tổn thương các khớp liên mấu,...

Chụp CT giúp các bác sĩ đánh giá được tổn thương đốt sống, nhưng hạn chế đánh giá tổn thương đĩa đệm.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này đánh giá rõ hơn tổn thương của đốt sống đĩa đệm và chèn ép thần kinh nếu có. 

Chụp cộng hưởng từ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh

Chụp cộng hưởng từ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh

Qua những triệu chứng lâm sàng của người bệnh cùng với kết quả hình ảnh thu lại được, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác xem người bệnh có tổn thương dây thần kinh tọa hay không, đồng thời đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ hết đau sau khoảng vài tuần mà không cần điều trị. Nhưng ngược lại, những trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị, thậm chí can thiệp bằng phẫu thuật. 

2. Các phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa

Nếu sau vài tuần mà những cơn đau không dứt, thậm chí còn đau dữ dội hơn thì bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Tùy vào những trường hợp cụ thể để đưa ra cách chữa trị phù hợp, có thể là một hoặc cũng có thể là áp dụng nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả cao nhất. 

2.1. Điều trị không phẫu thuật

Trước hết, đối với một số trường hợp bệnh nhẹ, nghĩa là các cơn đau của người bệnh không quá dữ dội và có thể điều trị tại nhà, các bác sĩ có thể đưa ra các giải pháp như sau: 

Điều trị bằng vật lý trị liệu: Đây là cách chữa trị đau thần kinh tọa được nhiều người áp dụng hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập những bài vận động để giúp cải thiện tư thế giúp giảm áp lực cho dây thần kinh tọa, chẳng hạn như bài tập treo xà, bơi lội,... Tuy nhiên, người bệnh cần phải duy trì thói quen này mới đạt được hiệu quả cao nhất. 

Khi bị đau, bệnh nhân thường ngại vận động hơn. Tuy nhiên, đây là điều không nên. Các chuyên gia khuyên bạn vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn.

Dùng các miếng dán nóng, lạnh: Trong trường hợp những cơn đau quá dữ dội, bạn có thể sử dụng các miếng dán nóng hay miếng dán lạnh ở lưng để làm giảm cơn đau nhanh và hiệu quả hơn. 

Phương pháp điều trị khác như tập yoga đúng cách, xoa bóp, châm cứu cũng là những cách chữa đau dây thần kinh tọa lâu dài và hiệu quả.

Thuốc giảm đau: Có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng liều lượng và không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

2.2. Phẫu thuật

Trong trường hợp những phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả hoặc có biến chứng do chèn ép đám thần kinh gây nên như rối lại đại tiểu tiện, teo cơ, yếu chi dưới,... thì các bác sĩ có thể tính đến phương pháp điều trị cuối cùng là phẫu thuật. Các loại phẫu thuật thường được áp dụng đó là phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm và loại thứ hai là cắt bỏ cung sau.

Trường hợp bệnh nặng có thể tính đến phương pháp phẫu thuật

Trường hợp bệnh nặng có thể tính đến phương pháp phẫu thuật

Đau thần kinh tọa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu người bệnh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như yếu tứ chi gây tàn phế và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu bệnh, cần phải đi khám sớm để được điều trị hiệu quả. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ rất uy tín mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Bệnh viện có nhiều chuyên gia đầu ngành cùng với hệ thống trang thiết bị y tế chất lượng, chắc chắn sẽ mang đến những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất dành cho bạn. Hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh và các phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.