Tin tức
Quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào?
1. Bệnh giang mai
Nguyên nhân chính gây ra bệnh giang mai đó là xoắn khuẩn có tên quốc tế là Treponema pallidum. Ngoài ra, chúng thường được biết đến với tên gọi quen thuộc đó là xoắn khuẩn giang mai. Trong đó, môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để loại xoắn khuẩn này sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, cơ quan sinh dục có nguy cơ lây nhiễm khá cao.
giang mai là một trong bốn căn bệnh xã hội phổ biến.
Trước khi tìm hiểu về quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào, chúng ta nên nắm được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Trên thực tế, đây là loại bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng và cực kỳ khó kiểm soát.
Nghiêm trọng hơn, nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời, xoắn khuẩn gây bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Hậu quả chúng tấn công, làm tổn thương các cơ quan nội tạng của bệnh nhân. Thậm chí, một số người còn bị đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể chủ quan trước căn bệnh này.
2. Quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào?
Vấn đề được nhiều người quan tâm đó là quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai thường phát triển âm thầm, chỉ đến giai đoạn cuối, khi mà cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng bệnh nhân mới có những cảm nhận rõ ràng. Để có thể phát hiện bệnh sớm, kịp thời điều trị thì bạn cần nắm được quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào?
2.1. Giai đoạn 1
Đây là thời điểm xoắn khuẩn vừa mới tấn công vào cơ thể người bệnh, chúng cần một khoảng thời gian để làm quen với môi trường. Thông thường, quãng thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 ngày - 90 ngày.
Đặc biệt, thời gian ủ bệnh kết thúc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trong đó, những bệnh nhân có sức đề kháng kém sẽ phát bệnh nhanh chóng hơn so với người có sức đề kháng tốt.
Kết thúc thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh giang mai như thế nào? Đa số bệnh nhân sẽ thấy sự xuất hiện ở những vết loét ở cơ quan sinh dục. Đối với nam giới, chúng ta thường thấy ở quy đầu hoặc dương vật, đối với nữ giới vết loét hay hình thành ở mép âm hộ,…
Săng giang mai có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục hoặc miệng, lưỡi,….
Không những vậy, chúng còn có thể có mặt ở miệng, môi của bệnh nhân,... Bạn nên để ý hiện tượng này để phát hiện bệnh kịp thời. Các vết loét trong giai đoạn này được gọi là săng giang mai và chúng không gây đau đớn, ngứa rát.
Một điểm bạn không thể bỏ qua đó là sau một thời gian, các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn 1 dần dần biến mất. Đó là nguyên nhân tại sao bệnh nhân khó có thể phát hiện bệnh sớm.
2.2. Giai đoạn 2
Lúc này, bệnh nhân sẽ không thấy săng giang mai trên cơ thể, thay vào đó là hiện tượng phát ban đỏ. Tuy nhiên, không giống với bệnh sốt phát ban, bạn không hề có cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu. Những tổn thương trên bề mặt da thực sự rất khó lành lại, người bệnh có thể thấy nhiều vết sẹo hình thành sau khi ban đỏ biến mất.
Khi tìm hiểu các triệu chứng giai đoạn 2 của bệnh giang mai như thế nào, chắc hẳn bạn sẽ hiểu được khả năng tấn công của xoắn khuẩn giang mai. Chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, trong đó biểu hiện rõ ràng nhất chính là hiện tượng người bệnh bị sốt, nổi hạch bạch huyết xung quanh cơ thể.
Nốt ban đỏ không hề khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Đó là một vài triệu chứng điển hình mà bệnh nhân giang mai có khả năng gặp phải trong giai đoạn 2 của bệnh.
2.3. Giai đoạn 3
Trên thực tế, các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn 3 sẽ không xuất hiện ngay sau khi triệu chứng của giai đoạn 2 kết thúc. Sau khoảng 10 - 15 năm, các dấu hiệu của bệnh mới hình thành rõ rệt.
Lúc này, chức năng của nội tạng dần bị suy giảm nghiêm trọng, đó là do sự tấn công mạnh mẽ của xoắn khuẩn gây bệnh. Chúng âm thầm phát triển, trú ngụ trong phủ tạng và gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Có thể nói, việc điều trị cho người bệnh trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn bởi vì xoắn khuẩn không còn ở trên da, niêm mạc như trước nữa. Các bác sĩ phải dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh giang mai như thế nào để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Như vậy, quá trình phát triển của bệnh giang mai khá phức tạp và cực kỳ khó phát hiện nếu bệnh nhân không để ý tới các biểu hiện lạ của cơ thể.
3. Nên điều trị bệnh giang mai ở đâu?
Điều trị bệnh giang mai tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn sáng suốt.
Chắc hẳn mỗi người đều ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh giang mai đối với sức khỏe và tính mạng. Do đó, bạn nên quan tâm tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu như bạn còn băn khoăn chưa biết nên chữa trị ở đâu thì hãy tham khảo về Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé! Chúng tôi đã có hơn 24 năm kinh nghiệm hoạt động khám, điều trị bệnh.
Một trong những điểm để khách hàng đánh giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chất lượng đó là hệ thống cơ sở vật chất. Chúng tôi luôn nỗ lực trang bị những máy móc hiện đại, tân tiến để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Hiện nay, bệnh viện rất tự hào khi sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012.
Ngoài ra, những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh giang mai sẽ được tiến hành xét nghiệm giang mai để phát hiện sớm. Thực tế, xét nghiệm máu là cách đơn giản và giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ mô tả quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào để bệnh nhân nắm được.
Các bạn có nhu cầu khám theo BHYT đừng quên ghé qua 2 cơ sở của chúng tôi, đó là số 42 - 44 Nghĩa Dũng hoặc số 99 Trích Sài, Tây Hồ nhé! Đặc biệt, chương trình bảo lãnh viện phí với sự kết hợp của gần 40 công ty bảo hiểm đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua tổng đài 1900 56 56 56.
Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đã hiểu được một phần quá trình phát triển của bệnh giang mai như thế nào? Từ đó, mỗi người nên có ý thức phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn không biết điều trị bệnh giang mai ở đâu thì hãy tham khảo ngay về Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!