Tin tức
Rách gân cơ chóp xoay: Bệnh thường gặp nhưng không thể xem thường
- 17/12/2021 | Rách cơ chóp xoay: cách điều trị và phòng ngừa
- 08/09/2022 | Những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gân cơ chóp xoay
1. Giải phẫu cơ chóp xoay
vai
Cơ chóp xoay vai hay Rotator Cuff chính là khu vực bao phủ bởi cơ Delta, bao gồm nhánh 4 cơ quan trọng.
- Hệ thống cơ dưới vai phía trước.
- Hệ thống cơ trên gai phía trên.
- Hệ thống cơ dưới gai phía sau.
- Hệ thống cơ tròn nhỏ phía sau.
Cơ xoay chóp vai giúp duy trì hoạt động của cánh tay
Chức năng chính của cơ chóp xoay vai là duy trì hoạt động linh hoạt của cánh tay. Trong đó, mỗi phần cơ trong tổng thể hệ thống lại giữ vai trò riêng. Cụ thể:
- Cơ dưới vai: Hỗ trợ 2 cánh tay, duy trì chỏm xương cánh tay luôn ở vị trí chính giữa của ổ chảo.
- Cơ trên gai: Giúp vai hoạt động linh hoạt. Đồng thời, phần cơ này còn giữ vai trò như một tấm đệm, giảm bớt tác động cọ sát giữa phần xương chỏm cánh tay và phần mỏm vai.
- Cơ dưới gai: Làm nhiệm vụ xoay ngoài cánh tay.
- Cơ tròn nhỏ: Nằm ở khu vực thấp nhất của khối chóp xoay. Chức năng chính của phần cơ này là hỗ trợ hoạt động xoay ngoài của cánh tay và phần chỏm.
2. Rách gân cơ chóp xoay có nguy hiểm không?
Rách gân cơ chóp xoay vai được hiểu là tình trạng hệ thống cơ chóp vai bị đứt hoặc rách một phần. Bệnh lý này xuất hiện ở nhiều đối tượng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cánh tay.
Chấn thương hay rách gân cơ chóp vai có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ quay khớp vai. Trong đó, vị trí dễ bị rách nhất là cơ trên gai. Nếu không chú ý điều trị sớm, người bệnh dễ gặp phải biến chứng nghiêm trọng, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Chẳng hạn như:
- Chức năng vận động suy giảm hoặc mất vĩnh viễn.
- Thoái hóa khớp vai.
- Vai bị cứng, khiến cánh tay khó chuyển động.
Rách gân cơ chóp xoay khiến người bệnh bị suy giảm khả năng vận động
3. Triệu chứng thường gặp ở người bị rách gân cơ chóp xoay
Nếu chú ý quan sát biểu hiện trên cơ thể, người bệnh có thể phát hiện sớm tình trạng gân cơ chóp xoay bị rách. Dưới đây là triệu chứng đặc trưng nhất:
- Cơn đau khởi phát từ bên ngoài khớp vai rồi từ từ lan đến cánh tay nhưng không qua khuỷu tay. Các cơn đau chủ yếu xuất hiện về đêm, khiến giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng.
- Không thể nằm nghiêng sang một bên.
- Càng mang vác vật nặng hoặc đưa tay lên cao, người bệnh lại càng cảm thấy đau.
- Xuất hiện tiếng “lạo xạo” mỗi khi vận động.
- Khớp vai bị hạn chế khả năng chuyển động, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
4. Tác nhân khiến gân cơ chóp xoay bị rách
4.1. Tác nhân nội tại
Tuổi tác, tình trạng rối loạn chuyển hóa, lượng máu thiếu hụt, số lượng tế bào máu có xu hướng giảm, hiện tượng tích lũy hạt và vôi hóa,... được xem như tác nhân nội tại khiến gân cơ chóp xoay vai bị rách. Tình trạng này được coi là rách do thoái hóa.
4.2. Tác nhân từ bên ngoài
Đây là nhóm tác nhân đến từ bên ngoài, dễ làm tăng nguy cơ gân chóp xoay bị rách. Cụ thể:
- Chấn thương làm cho tư thế tay bị biến dạng.
- Lặp đi lặp lại động tác ảnh hưởng đến khớp vai (hay gặp ở VĐV thể thao).
- Ổ khớp chảo mất dần sự chắc chắn.
Chấn thương vùng vai dễ làm tăng nguy cơ rách gân cơ chóp xoay
Tình trạng bệnh lý này có xu hướng tăng dần theo tuổi tác, tập trung nhiều ở đối tượng trên 50 tuổi. Ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ tác nhân nội tại.
5. Quy trình chẩn đoán rách gân cơ chóp xoay
5.1. Khám lâm sàng
Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ thường trao đổi thông tin bệnh, biểu hiện bất thường và kiểm tra khả năng vận động, mức độ teo cơ, sức bền của cơ.
- Kiểm tra khả năng vận động: Bệnh nhân lần lượt thực hiện động tác dang tay, khép tay, xoay tay (xoay ra bên ngoài, ra đằng sau và xoay tròn), di chuyển cánh tay về đằng trước.
- Kiểm tra mức độ teo cơ: Áp dụng khi tình trạng rách gân đã diễn ra lâu, người bệnh chưa điều trị trong thời gian dài.
- Kiểm tra sức bền của cơ: Kiểm soát và ghi chép chi tiết theo từng phân độ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm nghiệm pháp cần thiết, nhằm xác định từng dạng tổn thương.
5.2. Khám cận lâm sàng
Tại bước sang cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như:
- Chụp X quang: Xác định dấu hiệu thoái hóa (nếu có), thu thập hình ảnh mỏm cùng vai.
- Siêu âm khớp vai: Kiểm tra kích thước khu vực bị rách, mức độ co rút. Từ đó giúp bác sĩ so sánh mức độ tổn thương với bên vai còn lại, đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
- Chụp MRI: Cho phép kiểm tra độ nhạy cùng độ đặc hiệu, bổ sung kết quả cho những xét nghiệm khác. Độ chính xác của phương pháp này lên đến hơn 90%, nhất là khi dùng thêm thuốc cản quang theo dạng tiêm.
- Chụp CT: Áp dụng khi người bệnh gặp phải chấn thương nặng, có khả năng xương đã bị ảnh hưởng. Kết quả chụp CT sẽ giúp ích việc chẩn đoán mức độ tổn thương xương.
Chụp CT giúp chẩn đoán mức độ tổn thương chính xác hơn
6. Cách điều trị rách gân cơ chóp xoay
6.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật chủ yếu được chỉ định trong những trường hợp cụ thể sau:
- Chấn thương dẫn đến tình trạng chóp xoay bị rách, đồng thời lúc trước vai của người bệnh vẫn hoạt động bình thường.
- Đã điều trị bảo tồn từ 3 đến 6 tháng nhưng không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao, tiến triển điều trị chậm.
- Kích thước vết rách trên 3 cm.
6.2. Một số phương pháp điều trị khác
Trường hợp chưa cần áp dụng biện pháp phẫu thuật, người bệnh sẽ được điều trị theo hướng bảo tồn. Tập trung vào những biện pháp đơn giản như:
- Chườm đá lạnh.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo hướng khoa học, vận động vừa sức.
- Thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng khớp vai.
- Tiêm thuốc giảm đau kết hợp thật vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
7. Cách phòng ngừa rách gân cơ chóp xoay
Rách gân cơ chóp xoay có thể được phòng tránh thông qua một vài điều chỉnh đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là các biện pháp cụ thể:
- Ngồi đúng tư thế, áp dụng bài tập kéo bả vai: Trong khi ngồi làm việc, bạn hãy ngồi thẳng, thực hiện bài tập kéo giãn bả vai sau một thời gian làm việc.
- Không sử dụng thuốc lá: Nhằm hạn chế sự thâm nhập của nicotin vào máu, tấn công đến xương khớp.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ chất béo, thực phẩm dễ làm tăng Cholesterol trong máu.
- Tập thể dục thể thao: Duy trì cường độ vừa sức, tránh tăng cường độ tập hay hoạt động quá mức đột ngột.
Mọi người nên hạn chế sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe
Bên cạnh thay đổi thói quen trong sinh hoạt, bạn cũng nên chú ý đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có biểu hiện bất thường tại cơ sở uy tín. Một gợi ý bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với kinh nghiệm gần 30 năm, Hệ thống Y tế MEDLATEC đã khẳng định chỗ đứng vững chắc, ghi điểm với khách hàng với những ưu điểm nổi trội như:
- Quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành, đội ngũ bác sĩ giỏi và có tâm với nghề.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng nhận CAP.
- Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh gồm máy siêu âm, máy chụp X quang, máy CT, máy MRI,... tiên tiến nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ,...
MEDLATEC vừa chia sẻ đến bạn một vài thông tin cần biết về tình trạng rách gân cơ chóp xoay. Nếu có nhu cầu thăm khám cụ thể, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và nhận tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!