Tin tức
Rạn da mông: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- 01/10/2023 | Rạn da khi mang thai - làm sao để khắc phục?
- 01/02/2024 | Top 3 loại kem trị rạn da cho bà bầu được đánh giá cao
- 01/07/2023 | Hướng dẫn cách làm kem trị rạn da sau sinh ngay tại nhà
1. Nguyên nhân gây rạn da
mông là gì?
Da được cấu tạo bởi 3 lớp, gồm lớp biểu bì, trung bì và hạ bì. Tình trạng rạn da thường xuất hiện ở lớp trung bì. Khi tế bào da bị kéo căng, các mô liên kết và sợi collagen bị đứt gãy, gây nên những vết rạn da màu hồng hoặc trắng. Những vết rạn này có thể dễ dàng nhìn thấy do chúng không cùng màu với những vùng da xung quanh.
Các vết rạn da mông thường xuất hiện khi bạn tăng cân nhanh chóng
Bất cứ ai cũng có thể bị rạn da mông hoặc bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể. Tình trạng này thường phổ biến hơn ở một số đối tượng như:
● Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, kích thước cơ thể và cân nặng tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng lớn đến kết cấu của làn da. Da bị kéo căng, đặc biệt một số vùng như bụng, mông, đùi bị giãn ra nhanh chóng. Đa số các mẹ bầu sẽ bị rạn da từ tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng cũng sẽ có người bắt đầu xuất hiện vết rạn từ tháng thứ 8 - 9.
● Giai đoạn dậy thì: Đây là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh hơn bình thường, đôi khi, mức độ đàn hồi của làn da không đáp ứng kịp. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị rạn da ở giai đoạn này.
● Người tăng cân, béo quá nhanh: Những người bị tăng cân, béo lên trong thời gian ngắn có nguy cơ bị rạn da cao hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, những người ít mỡ nhưng có khối lượng cơ bắp phát triển nhanh chóng thì cũng có nguy cơ bị rạn da cao hơn.
● Một số trường hợp sử dụng corticosteroid trong một thời gian dài cũng khiến cho da bị rạn do cortisol tăng cao.
● Những người bị các hội chứng Cushing, Marfan hay Ehler-Danlos cũng dễ bị rạn da.
Rạn da mông xuất hiện do nhiều nguyên nhân
2. Những biện pháp cải thiện tình trạng rạn da mông
Theo thời gian, rạn da mông hoặc bất vùng da nào khác sẽ mờ đi nhưng không thể biến mất hoàn toàn. Vậy nên, để khắc phục, việc áp dụng các phương pháp can thiệp phù hợp là điều cần thiết. Một vài biện pháp cải thiện rạn da bạn có thể tham khảo như:
2.1. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên
Để hỗ trợ làm mờ vết rạn, các bạn có thể lựa chọn 1 số loại nguyên liệu tự nhiên cũng khá an toàn và có hiệu quả với vết rạn mới. Cách này tuy tiết kiệm chi phí nhưng cần kiên trì và tốn khá nhiều thời gian thì mới có kết quả.
Một số nguyên liệu các bạn có thể tham khảo để thoa lên vết rạn da là: dầu oliu, lòng trắng trứng, nghệ, nha đam,...
2.2. Sử dụng kem bôi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm kem bôi, gel và lotion hỗ trợ điều trị rạn da bạn có thể lựa chọn. Sản phẩm này thường chỉ có tác dụng là mờ những vết rạn mới mà không thể xóa hoàn toàn vết rạn và ít có hiệu quả với vết rạn đã lâu. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:
Kem bôi sẽ giúp vết rạn mờ đi sau thời gian dài kiên trì sử dụng
● Nên sử dụng với những vết rạn da mới.
● Khi bôi sản phẩm, bạn nên massage nhẹ nhàng vùng da bị rạn để các tinh chất có thể thấm đều, làm tăng hiệu quả xóa mờ vết rạn da.
● Bạn cần kiên trì bôi các các sản phẩm điều trị hàng ngày trong thời gian dài để nhận thấy những hiệu quả đầu tiên.
Một vài số sản phẩm bôi đặc trị rạn da khá hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:
● Acid Hyaluronic: Khi thoa hoạt chất Acid Hyaluronic lên các vết rạn da mới sẽ làm chúng mờ đi nhanh hơn.
● Tretinoin: Có tác dụng tốt hơn khi sử dụng trong thời gian đầu bị rạn da mông hoặc bất cứ vùng da nào khác. Trong khoảng 24 tuần nếu bạn kiên trì sử dụng Tretinoin mỗi tối sẽ khiến cho vết rạn mờ đi đáng kể so với người bình thường.
● Retinol cũng sẽ thúc đẩy quá trình tăng sản xuất collagen và giúp đẩy nhanh quá trình làm mờ những vết rạn khi được sử dụng ngay từ lúc ban đầu.
Lưu ý: cần tham khảo ý kiến các bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi dùng.
2.3. Một vài thủ thuật y tế
Với những vết rạn da đã lâu hoặc có kích thước lớn, các phương pháp trên thường sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn 1 số thủ thuật can thiệp bằng công nghệ cao như:
Các thủ thuật da liễu sẽ giúp vết rạn mờ nhanh hơn
● Peel da hóa học.
● Laser: Biện pháp fractional CO2, biện pháp laser xung màu (PDL) hay laser excimer.
● Microdermabrasion (phương pháp mài da vi điểm).
● Sử dụng sóng RF.
● Sử dụng sóng siêu âm để điều trị,...
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể lựa chọn kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Ví dụ, biện pháp sóng RF có thể kết hợp hợp PDL để làm mờ vết rạn. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng, thế nhưng những thủ thuật này đều sẽ để lại những tác dụng phụ khác như da bị đỏ, sưng hoặc bong tróc. Những tình trạng này sẽ tự khỏi trong khoảng một cho cho đến vài ngày sau khi thực hiện thủ thuật.
Cân nặng được kiểm soát sẽ giúp hạn chế tình trạng rạn da
Tình trạng rạn da mông không hiếm gặp nhưng lại làm nhiều người cảm thấy tự tin. Để phòng tránh tình trạng rạn da, cách hiệu quả nhất là kiểm soát cân nặng, không tăng cân quá nhanh, tập luyện thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ. Đồng thời, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường sức khỏe làn da để đảm bảo sự đàn hồi của da.
Và nếu đã áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà nhưng không có hiệu quả, các bạn có thể đến cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị. Một địa chỉ bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!