Tin tức

Răng cửa có chức năng gì? Cần lưu ý gì khi chăm sóc răng cửa?

Ngày 09/04/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Vì nằm ở phía trước cung hàm nên răng cửa là yếu tố rất quan trọng để đánh giá vẻ đẹp của hàm răng. Bên cạnh đó, răng cửa còn đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng khác. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của răng cửa 

32 chiếc răng ở người trưởng thành có thể được chia thành nhiều nhóm như răng cửa, răng nanh, răng hàm lớn, răng hàm nhỏ,... Nhóm răng cửa bao gồm 8 chiếc, nằm ở phía trước cung hàm, được chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Vị trí của những chiếc răng này là ở phía trước cung hàm. Dưới đây là một số đặc điểm của răng cửa: 

Răng cửa là yếu tố quan trọng để quyết định hàm răng khỏe đẹp

Răng cửa là yếu tố quan trọng để quyết định hàm răng khỏe đẹp

- Hình dáng: Răng cửa có hình giống như những chiếc xẻng và thường chỉ có 1 chân răng. 

- Cấu tạo: Răng cửa được cấu tạo bởi 3 lớp là men răng, ngà răng, tủy răng.

+ Men răng: Là một lớp cứng, có độ dày 1 đến 2mm, bao bọc ngoài răng, không có mạch máu đi qua và cũng không bị chi phối bởi các dây thần kinh. Men răng là yếu tố quan trọng để tạo màu răng. 

+ Ngà răng: Đây là là lớp nằm dưới men răng, có màu kem, có chứa các ống thần kinh. Nếu bạn cảm thấy bị đau răng, rất có thể là do ngà răng đã bị lộ ra bên ngoài hoặc một số yếu tố đã tác động đến ngà răng. 

+ Tủy răng: Đây là nơi có chứa dây thần kinh và mạch máu,... Khi tủy răng bị tổn thương, người bệnh sẽ bị đau buốt răng dữ dội. 

2. Chức năng của răng cửa

Răng cửa đảm nhiệm một số chức năng quan trọng như sau:

- Chức năng ăn nhai: Nhiệm vụ của răng cửa là cắn, chia nhỏ thức ăn để quá trình nhai và nghiền nát thức ăn dễ dàng hơn. Thức ăn được nghiền nát trước khi đi xuống dạ dày và ruột non sẽ là yếu tố quan trọng để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Điều này có nghĩa là những vấn đề về răng cửa như mẻ răng, gãy răng cửa hay răng mọc chìa ra ngoài,.... cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm và tác động một phần hoạt động của hệ tiêu hóa. 

- Chức năng thẩm mỹ: Vị trí răng cửa là ở phía trước cung hàm. Khi bạn cười và nói, người đối diện có thể dễ dàng nhìn thấy những vấn đề ở răng cửa của bạn. Do đó, nhóm răng này có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và là yếu tố quan trọng để có một hàm răng đẹp. Vì thế, khi răng cửa bị sâu hay sứt, mẻ, mất răng,... nhiều người cảm thấy rất e ngại, mất tự tin.

- Chức năng phát âm: Răng cửa cũng là yếu tố quan trọng với khả năng phát âm của mỗi người. Những trường hợp bị mất răng cửa, rất khó phát âm tròn, rõ do giảm sự kết hợp giữa răng, môi và lưỡi. 

3. Chăm sóc răng cửa như thế nào?

Để răng cửa nói riêng và cả hàm răng nói chung luôn chắc khỏe và sáng trắng, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và duy trì chế độ ăn khoa học. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc răng: 

- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên mua loại bàn chải lông mềm. Nếu lông bàn chải quá cứng kết hợp với việc chải răng không đúng cách, rất dễ gây bào mòn răng. 

Khi đánh răng, bạn hãy nhớ chải răng kỹ càng cả ở mặt trước và mặt sau. Nếu thời gian đánh răng quá ngắn (dưới 3 phút), rất khó có thể loại bỏ được vi khuẩn và những mảnh vụn thức ăn còn bám trên răng. 

Bạn cần đánh răng đúng cách để răng chắc khỏe.

Bạn cần đánh răng đúng cách để răng chắc khỏe. 

- Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa fluor và có nguồn gốc từ các hãng sản xuất uy tín. 

- Thường xuyên thay bàn chải sau mỗi 3 tháng sử dụng hoặc có thể thay ngay nếu bàn chải của bạn đã có hiện tượng bị tòe lông. 

- Nếu chỉ đánh răng, một số mảnh vụn thức ăn vẫn có thể sót lại trong kẽ răng và chỉ nha khoa có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này. Do đó, sau khi đánh răng, bạn có thể kết hợp với chỉ nha khoa để làm sạch răng một cách hiệu quả nhất.

- Bạn không nên dùng tăm xỉa răng để hạn chế nguy cơ tổn thương nướu và khiến kẽ răng bị thưa. 

- Nên đánh răng sau khi ăn, nhất là khi bạn ăn những loại thực phẩm có quá nhiều đường. Đây là những loại thực phẩm có thể làm cho vi khuẩn phát triển tốt và rất dễ gây ra tình trạng sâu răng. 

- Không nên ăn các loại thực phẩm chua. Đây là những thực phẩm có hại cho răng vì nó có chứa nhiều axit và có thể làm mất khoáng chất trong răng, làm mòn lớp men răng khiến lớp ngà răng bị lộ ra và răng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. 

- Không nên dùng răng để cắn một số vật cứng, chẳng hạn như là nắp chai, bút,... để hạn chế sứt mẻ răng cửa. 

- Nếu tham gia các môn thể thao mạnh, bạn nên dùng các dụng cụ bảo vệ hàm để phòng ngừa nguy cơ chấn thương.

- Trong chế độ ăn hàng ngày, nên bổ sung các thực phẩm có nhiều canxi và flour để răng luôn chắc khỏe.

- Khi trẻ đã mọc răng cửa, cha mẹ nên dùng bàn chải xỏ ngón để giúp con vệ sinh răng. 

- Cha mẹ nên lựa chọn loại kem đánh răng có thành phần phù hợp với cấu tạo răng của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày để bảo vệ răng một cách tốt nhất. Ngoài ra, nên hạn chế cho con ăn đồ ngọt để phòng ngừa nguy cơ sâu răng. 

- Khám răng thường xuyên và xử trí sớm những vấn đề về răng miệng cũng là vấn đề rất quan trọng để phòng ngừa những bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng. 

Với những thông tin nêu trên, mong rằng bạn đã hiểu hơn về đặc điểm cũng như những chức năng quan trọng của răng cửa và một số cách chăm sóc răng miệng hiệu quả. 

Bạn nên lựa chọn những cơ sở Nha khoa uy tín để kiểm tra các vấn đề sức khỏe răng miệng

Bạn nên lựa chọn những cơ sở Nha khoa uy tín để kiểm tra các vấn đề sức khỏe răng miệng

Nếu có những vấn đề về răng miệng và có nhu cầu khám răng với các bác sĩ răng hàm mặt có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm tại Hệ thống Nha khoa MEDLATEC - MEDDENTAL 1900 4000 66, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ bạn 24/7. 

Từ khoá: răng nanh

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ