Tin tức
Răng hàm có thay không và những việc nên làm để bảo vệ răng hàm khỏe mạnh
- 01/11/2023 | Mất răng hàm dưới có nguy hiểm không?
- 01/11/2023 | Trồng răng hàm bị sâu bằng phương pháp nào?
- 01/10/2023 | Trồng răng hàm: Các phương pháp phổ biến và chi phí
1. Răng hàm và quá trình thay răng ở trẻ
Răng hàm (răng cối), là nhóm răng nằm ở góc cuối cùng của hàm, giúp cho khả năng nhai và nghiền thức ăn trở nên tốt hơn. Trẻ em có 20 chiếc răng sữa, gồm: 4 răng cửa ở giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Từ 6 tuổi, giai đoạn thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn ở trẻ sẽ bắt đầu. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 6 năm và kết thúc khi khung hàm đã mọc đủ 32 răng.
Quá trình thay răng ở trẻ trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn răng sữa: Tính từ khi trẻ chào đời đến thời điểm 6 tuổi.
- Giai đoạn chuyển tiếp: 6 - 12 tuổi. Đây là lúc răng sữa dần dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn.
- Giai đoạn răng vĩnh viễn: Sau 12 tuổi. Hầu hết trẻ đã hoàn thiện hàm răng vĩnh viễn.
Hình ảnh minh họa quá trình hình thành và phát triển răng sữa của trẻ
2. Răng hàm có thay không, thay trong trường hợp nào?
2.1. Răng hàm có thay hay không?
Răng sữa không chỉ giúp trẻ nhai hiệu quả mà còn hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển xương hàm. Đến một giai đoạn nhất định, những chiếc răng sữa sẽ rụng dần để thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của cơ thể để đảm bảo chức năng ăn uống trong suốt cuộc đời trẻ.
Về vấn đề răng hàm có thay không, câu trả lời là răng hàm vẫn có thể thay. Tuy nhiên, khả năng thay phụ thuộc vào từng vị trí của răng hàm.
2.2. Trường hợp nào răng hàm có thay và trường hợp nào không thay?
- Trường hợp răng hàm có thay
Ở độ tuổi 6 - 12, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ rụng dần và răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế vị trí của răng sữa. Lúc này, răng hàm lớn số 1 và số 2 ở cả hai hàm sẽ được thay thế để răng vĩnh viễn mọc lên. Đây chính là răng tiền hàm và nằm trong quá trình thay răng tự nhiên, không cần can thiệp.
Trong giai đoạn thay răng sữa, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng cho con tại nhà để tránh gây tổn thương răng lân cận và mô nướu. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho con đến Nha sĩ để được thăm khám và nhổ răng an toàn.
- Trường hợp răng hàm không thay
Răng hàm số 3 (hay còn gọi là răng số 7) thường mọc từ độ tuổi 13 trở lên. Đây là răng hàm vĩnh viễn, không nằm trong quá trình thay răng tự nhiên. Như vậy, trong trường hợp này, với câu hỏi: “răng hàm có thay không” câu trả lời là răng hàm số 3 không thay được và cần chăm sóc cẩn thận để tránh tình trạng răng bị sâu hoặc tổn thương.
Trẻ nhỏ trong quá trình khám răng và được bác sĩ giải thích răng hàm có thay không
3. Cách chăm sóc răng hàm để giúp trẻ có được hàm răng khỏe mạnh
Chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi trẻ còn nhỏ là nền tảng giúp trẻ có được răng hàm khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Vì thế, cha mẹ nên giúp con hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng, tạo thói quen đánh răng cho trẻ mỗi sáng và tối, hướng dẫn trẻ cách sử dụng bàn chải và kem đánh răng đúng cách. Đây là bước quan trọng để trẻ hình thành thói quen tốt trong việc chăm sóc răng miệng trong tương lai.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hướng dẫn con:
- Dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn để bỏ mảng bám và thức ăn kẹt giữa các khe răng, sau đó dùng nước súc miệng kháng khuẩn để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ sâu răng.
- Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
+ Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh vì đây là nhóm chất xơ giúp làm sạch răng tự nhiên trong khi nhai đồng thời cung cấp vitamin cần thiết cho độ bền của men răng.
+ Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường và axit như kẹo, nước ngọt, các loại nước ép có tính axit cao để tránh gây sâu răng và mài mòn men răng.
+ Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để rửa sạch mảng bám và vi khuẩn, đồng thời kích thích sản xuất nước bọt - tấm lá chắn tự nhiên bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn.
- Theo dõi quá trình thay răng sữa của trẻ để đảm bảo con được thay răng đúng theo tiến trình và không để xảy ra tình trạng răng mọc lệch, mọc chen lấn, mọc ngầm,...
- Định kỳ cho trẻ thăm khám bác sĩ Nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
- Khi phát hiện vấn đề như sâu răng, viêm nướu hoặc chấn thương răng miệng,... cha mẹ cũng cần cho trẻ thăm khám nha sĩ ngay. Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tránh được biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và giảm thiểu chi phí điều trị lâu dài.
Vệ sinh răng đúng cách giúp trẻ có được hàm răng khỏe mạnh
Về cơ bản, vấn đề răng hàm có thay không chỉ xem xét ở độ tuổi trẻ em vì đây là đối tượng vẫn trong quá trình thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Với người lớn, răng hàm không thể thay thế tự nhiên. Thay răng hàm ở người lớn cần can thiệp Nha khoa, thường được thực hiện khi có bệnh lý vùng răng miệng hoặc mất răng do tai nạn.
Trường hợp răng hàm bị sâu, mọc lệch,... cũng có thể khiến người bệnh băn khoăn về khả năng thay thế răng hàm. Tuy nhiên, nếu rơi vào tình huống này, tốt nhất người bệnh cần được bác sĩ Nha khoa thăm khám và tư vấn để điều trị đúng cách.
Mong rằng, những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi răng hàm có thay không và biết cách giúp trẻ chủ động chăm sóc răng đúng cách từ giai đoạn răng sữa để có được hàm răng vĩnh viễn khỏe mạnh.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chăm sóc Nha khoa có thể liên hệ đặt lịch trước cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Nha khoa MEDLATEC qua Hotline 1900 4000 66.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
