Tin tức
Răng khôn mọc ngầm: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- 04/01/2022 | Thắc mắc của nhiều người: Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
- 20/04/2022 | Răng khôn mọc lệch có thể gây biến chứng gì và lưu ý khi nhổ
- 19/01/2022 | Nhổ răng khôn kiêng gì và nên ăn gì để giảm đau?
1. Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm
Răng mọc ngầm là tình trạng răng nằm sâu bên trong xương hàm, mọc ở ngay dưới nướu nhưng không thể trồi lên được mà nằm phía dưới nướu. Răng mọc ngầm vẫn có thể mọc lên bình thường nhưng gây đau đớn, khó chịu nhiều nhưng hoặc có thể tồn tại ở dạng nang.
Răng khôn mọc ngầm bị cản bởi nướu nên không thể lộ ra ngoài được
Răng khôn mọc ngầm khá thường gặp do răng mọc ở người trưởng thành, không gian hàm còn trống nhỏ và xương hàm đã cố định, không còn phát triển. So với răng khôn mọc bình thường, răng khôn mọc ngầm gây nhiều đau đớn hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cần xử lý sớm.
Nhận biết dấu hiệu răng khôn mọc ngầm như sau:
Nướu sưng đỏ, sờ vào thấy đau và có thể thấy cứng do răng nằm dưới nhưng thời gian dài không thấy răng trồi lên
Răng khôn mọc ngầm có hình dáng tương tự như răng bình thường, tuy nhiên nằm kẹt dưới nướu không thể trồi lên nên gây đau nhức, sưng đỏ nướu nặng. Răng không thể trồi lên được nên cách một khoảng thời gian hết đau và sưng lại tiếp tục tái phát. Sau khoảng thời gian dài không thấy răng nào nhô lên thì khả năng răng khôn mọc ngầm rất cao.
Tình trạng răng khôn mọc gây đau tái phát nhiều lần, kéo dài từ vài tháng đến vài năm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Tỉ lệ răng mọc ngầm cao hơn với các răng khôn ở vị trí hàm dưới.
Răng khôn mọc ngầm gây đau nhức theo từng đợt răng mọc
Đau nhức, ê buốt kéo dài
Răng khôn mọc ngầm vẫn có thể mọc tối đa nhưng gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh, hậu quả là ê buốt, đau đớn kéo dài cả khi ăn nhai hay bình thường. Nghiêm trọng hơn, những răng khôn mọc ngầm này có thể làm tổn thương thần kinh, khi đó cảm giác tê bì, đau nhức nặng lên lên cả thái dương và vùng đầu.
Hôi miệng, đắng miệng
Dù răng khôn mọc ngầm nhưng vẫn khiến phần nướu bị sưng nên vụn thức ăn dễ bị kẹt lại. Cùng với đau nhức nên người bệnh thường ngại vệ sinh răng miệng hơn, việc này càng khiến nướu tích tụ nhiều vi khuẩn hơn, gây hôi miệng, đắng miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
Các dấu hiệu lâm sàng có thể không xác định rõ tình trạng răng khôn mọc ngầm, để chẩn đoán cần tiến hành chụp X-quang răng. Việc này cũng giúp bác sĩ đánh giá được mức độ răng mọc ngầm và ảnh hưởng, từ đó đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
2. Răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không?
Răng khôn mọc ngầm trong thời gian dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu, khó ăn uống và nói chuyện mà còn có thể nguy hại đến sức khỏe cần được nhổ bỏ sớm. Một số biến chứng có thể gặp do răng khôn mọc ngầm bao gồm:
Răng khôn mọc ngầm thường đâm và làm tổn thương răng số 7
2.1. Biến chứng tổn thương răng số 7
Răng khôn mọc ngầm trong quá trình răng di động để mọc lên thường đâm vào răng số 7, tác động xấu đến chân và thân răng này. Tình trạng này thường không được phát hiện sớm do không biểu hiện rõ ràng, cơn đau trùng với cơn đau khi mọc răng nên người bệnh thường bỏ qua. Răng khôn mọc ngầm càng lâu thì tổn thương đến răng số 7 càng nghiêm trọng, có thể khiến răng lung lay, tiêu chân và thân răng, mất răng số 7.
2.2. Biến chứng viêm nướu
Viêm nướu là biến chứng thường gặp mỗi khi răng khôn mọc ngầm di động, thường tái phát nhiều lần cho đến khi răng khôn mọc hoàn toàn hoặc được nhổ bỏ. Biểu hiện của viêm nướu gồm: sưng đỏ, xuất hiện ổ dịch mủ tại vị trí quanh chân răng, có thể viêm mủ lan sang nhiều khu vực khác như xương, cổ, má,…
2.3. Biến chứng u nang xương hàm
Răng khôn mọc ngầm có thể làm hỏng cấu trúc xương, răng cùng các dây thần kinh xung quanh. Tình trạng u nang xương hàm cần được điều trị, loại bỏ mô và xương bị u nang để giảm đau cũng như ngăn ngừa biến chứng xấu cho cấu trúc xương.
Răng khôn mọc ngầm có thể gây biến chứng thần kinh nặng
2.4. Biến chứng thần kinh
Không chỉ gây ảnh hưởng tại chỗ, răng khôn mọc ngầm còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác, vì thế mà cơn đau thường nặng và dai dẳng hơn. Trong nhiều trường hợp, răng khôn mọc ngầm chèn ép lên dây thần kinh gây tê, mất cảm giác ở vùng miệng, mặt sẽ cần nhổ bỏ để khắc phục.
3. Cần làm gì khi có răng khôn mọc ngầm?
Nhiều người cho rằng răng khôn mọc ngầm bắt buộc phải nhổ bỏ, tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, tại đây bạn sẽ được chụp X-quang để quan sát hình ảnh răng khôn mọc ngầm cũng như ảnh hưởng của nó đến các vùng xung quanh và dây thần kinh.
Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị hoặc nhổ bỏ răng khôn nếu cần thiết. Khi răng khôn khó mọc do nướu cản trở, không gây ảnh hưởng gì thì bác sĩ sẽ thực hiện mở nướu để răng mọc lên. Ngược lại, nếu răng khôn mọc ngầm gây biến chứng hoặc tương lại gây nguy hại cho sức khỏe thì cần được nhổ bỏ.
Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định nhổ răng khôn mọc ngầm:
-
Răng khôn mọc lệch lạc ảnh hưởng đến răng số 7 hoặc hướng mọc có thể ảnh hưởng.
-
Răng khôn mọc ngầm ác tính: hình thành nang răng phát triển, khiến cho thể tích xương hàm giảm dần, độ cứng chắc của vòm hàm cũng bị ảnh hưởng.
-
Răng mọc ngầm lành tính nhưng cản trở việc điều trị phục hình như chỉnh nha hay trồng răng Implant.
Răng khôn mọc ngầm được chỉ định nhổ khi nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác và sức khỏe
Như vậy, răng khôn mọc ngầm không chỉ gây đau đớn mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng răng miệng và thần kinh nghiêm trọng. Nếu thấy triệu chứng đau, sưng vùng lợi trong cùng của hàm kéo dài thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra và xử lý, tránh kéo dài thời gian. Việc xử lý ngay từ khi răng khôn mọc ngầm xuất hiện sẽ đơn giản, tốn ít chi phí và an toàn hơn.
Để việc nhổ răng khôn diễn ra an toàn, thuận lợi, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao. Chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng.
Tại MEDLATEC, quy trình nhổ răng khôn được áp dụng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, hạn chế sưng đau cho bệnh nhân.
Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ tới hotline Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!